chúng ta sẽ cảm nhận
được những hướng dẫn cho cuộc hành trình mà mình sẽ phải di qua. Chẳng hạn chỉ
riêng con đường lợi tha cũng là một hướng sống có nhiều lối thể hiện. Có một số
người đã tự chọn cho mình một nếp sống lợi sinh qua hình thức kín đáo và cô độc
như trường hợp các vị tu sĩ sống khép mình trong tự viện hoặc các nhà ẩn sĩ ở
núi cao rừng thẳm. Về hình thức, rõ ràng là họ chỉ sống cho riêng mình nhưng
thật ra tinh thần trách nhiệm của họ đối với mọi người vẫn luôn bao la và mãnh
liệt.
Mãi cho đến hôm nay, ở những những vùng núi non thuộc dãy Hy mã lạp sơn
(miền bắc Ấn Ðộ) chúng ta vẫn có thể bắt gặp những con người như vậy. Họ là
những ẩn sĩ suốt đời sống dấu mình trong các sơn động, âm thầm và cô đơn, nhưng
đạo lực của họ vẫn luôn có những tác động rất lớn đối với toàn thế giới quanh
mình. Hoặc một lý tưởng sống lợi tha khác là dành trọn đời mình để sống cho tha
nhân. Ðó là những mẫu đời của Ðức Phật,... một nếp sống hiến mình,
hy sinh cho tất cả mà không hề có một đòi hỏi hay ước muốn riêng tư nào hết.
Hoặc ta còn có biết bao hướng sống lý tưởngkhác mà cũng vẫn thể hiện được lòng vị
tha, đó là những hoạt động xã hội một cách cụ thể như cứu trợ thực phẩm, thuốc
men, xây dựng bệnh xá.
Thậm chí lý tưởng sống vị tha còn có thể được thực hiện
bằng những hoạt động văn hóa, nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần của
người khác. Ðại khái, có thể nói mỗi người có một con đường riêng cho mình mà
ta không thể nào kể ra hết được. Có điều hãy nhớ rằng con đường phát triển nội
tâm hay nói ngắn gọn hơn là cuộc tu của mỗi người đừng bao giờ là một bản mô
phỏng bị động và máy móc. Bởi cuộc tu hành của mỗi cá nhân hoàn toàn không phải
là những hình thức học đời thiếu tính tự lập và tự lực. Chúng ta đâu có thể nào
trong một sớm một chiều lại có thể trở thành một Thánh Gandhi hay Ðức Phật.
Chúng ta phải là chính mình. Chúng ta phải tự khám phá và tìm đến với chân lý.
Ðể làm được điều đó, chúng ta phải biết lắng nghe, học hỏi bằng tất cả khả năng
bản thân nhằm hướng đến tất cả sự thật và dĩ nhiên những nỗ lực này của chúng
ta luôn đòi hỏi một niềm tự tin mãnh liệt.
Thực ra ở mỗi người luôn
có một niềm lực rất lớn nhưng nó chỉ được hiển hiện và phát huy trong tâm hồn
của những người luôn biết hướng tới sự thấu suốt chân lý, sự cảm nghiệm trọn
vẹn về thực tại và đặc biệt phải là một tâm hồn không bị ám ảnh nghiêm trọng
bởi một cái Tôi ảo tưởng. Chúng ta có thể khám phá ra khuôn mặt trọn vẹn của
mọi hiện hữu thông qua công phu Thiền Ðịnh về chính sự tồn tại của chúng ngay
trong bản thân và người khác. Bằng một sự lắng nghe thật sự, các thực tại sẽ
trở nên rõ ràng trung thực hơn. Bất luận đó là một đối tượng sở tri nội tại hay
ngoại tại, tất cả đều là một vấn đề quan trọng khả dĩ tác động đến toàn thế
giới, nếu chúng được nhận thức một cách chín chắn, nói rõ hơn, nếu chúng được
nhìn ngắm bằng một trí tuệ giác ngộ thật sự.
Ðối với hầu hết chúng
ta, theo thời gian, công phu Thiền Ðịnh thường được thực hiện qua hai trình độ.
Trước hết, chúng ta thường có khuynh hướng giàn xếp và đặt nặng công phu thiền
định của mình trong hình thức sống Thiền Ðịnh hướng nội:Tìm đến với các Thiền
Khóa và tư thế được ưa thích nhất vẫn là cách ngồi tĩnh tọa, gát ngoài tai mọi
chuyện đời. Nhưng mọi sự đến đây vẫn chưa phải là đã đủ. Sau nhiều năm tháng
thiền định hướng nội như vậy, tự nhiên chúng ta sẽ có thêm một trình độ trí tuệ
khác nữa, đó chính là những hiểu biết về thế giới ngoại tại. Hay nói rõ hơn là
hình thức Thiền Ðịnh của chúng ta lúc này không còn bị hạn chế trong một điều
kiện, tình huống nào nữa: Ngồi yên lại một mình trong phòng vắng hay đang có
mặt trên một đường phố đông người, trí tuệ tu tập của chúng ta vẫn luôn luôn được
kiên định. Nhưng cho đến lúc nào mới là thời điểm chúng ta vừa có thể tự tu và
cũng vừa có thể sống lợi tha? Chính kinh nghiệm tâm linh của bản thân sẽ trả
lời cho chúng ta câu hỏi đó.
Hoạt động lợi tha trước
tiên phải là một tấm lòng. Ở đây muốn nói rằng nội dung quan trọng hơn hình
thức. Thậm chí có những người đã từng bỏ ra một thời gian dài để làm cái công
việc của một Thiền sư là hướng dẫn Thiền Ðịnh cho người khác, nhưng có một số
người trong đó họ chỉ mới làm được một nửa công việc là hoạt động lợi tha bằng
cái miệng. Một số khác lại dành ra thời gian phục vụ tha nhân bằng những con
đường có vẻ cụ thể hơn như y tá, hoặc người liệm xác,...