Trong thế giới bận
rộn, phức tạp và nhiễu nhương này, chúng ta cần đi những bước thực tiễn như thế
nào để rèn luyện đầu óc mình?
Bước đầu tiên lả thực
tiễn một sự thực tập thiền đều đặn hàng ngày. Điều này đòi hỏi kỷ luật. Việc
sắp xếp thời gian mỗi ngày để thực tập không phải luôn luôn dễ dàng vì nhiều
việc khác thúc bách chúng ta. Nhưng sự rèn luyện nào cũng vậy, muốn có kết quả
thì phải tập luyện đều đặn.Tất nhiên không phải lần nào ngồi chúng ta
cũng đều tập trung tâm trí được. Đôi khi chúng ta cảm thấy chán ngán và
không yên.
Những lúc thăng trầm là chuyện bình thường. Nhưng điều quan trọng là
chúng ta kiên trì và thực hành đều đặn, chứ không phải là chúng ta cảm
thấy như thế nào mỗi thời thiền tập. Pablo Casals, nghệ sĩ hồ cầm nổi
tiếng thế giới, nay đã 93 tuổi vẫn thực tập 3 tiếng mỗi ngày. Khi được hỏi tại
sao ở tuồi này ông vẫn còn thực tập, ông đáp: “tôi mới bắt đầu thấy khá hơn một
chút”.
Việc thực tập chỉ được
thực hiện với sự nỗ lực của bạn. Không ai có thể làm thay cho mình. Có nhiều
phương pháp và truyền thống, và bạn có thể chọn lựa cách nào thích hợp
cho mình. Nhưng chỉ với sự đều đặn thì sự chuyển hóa mới diễn ra; nếu
không làm thì chúng ta sẽ cứ mãi hành động theo nếp suy nghĩ bị điều kiện hóa.
Bước kế tiếp là giữ
cho mình chánh niệm và tỉnh giác về thân thể mình suốt ngày. Hàng ngày khi đi
vào công việc, chúng ta thường bị lạc vào những ý nghĩ về quá khứ hay tương
lai, và đánh mất ý thức về thân thể của chúng ta.
Một sự nhắc nhở đơn
giản về việc đi lạc vào trong dòng tư tưởng là cảm giác vội vã. Vội vã là cảm
giác nào tới phá trước. Đầu óc chúng ta luôn phóng tới trước, hướng về những gì
chúng ta muốn làm chứ không nằm yên trong thân thể để ý thức mình đang ở đâu.
Hãy học cách nhận diện
cảm giác vội vã này- nó không liên quan gì đến chúng ta đi chậm hay nhanh.
Chúng ta có thể có cảm giác vội vã khi đang đi chậm, và khi đang đi nhanh
chúng ta vẫn có thể để tâm đến thân thể của mình. Đi như thế nào thì
chúng ta vẫn có thể không có mặt trong thân. Nếu làm được thì bạn hãy để ý xem
tư tưởng hay tình cảm nào đang thu hút sự chú ý của mình. Rồi, hãy ngừng lại và
chú ý vào thân thể của mình, hãy cảm nhận bàn chân đang ở trên mặt đất, và cảm
nhận được bước đi kế tiếp của mình.
Đức Phật đã nói một
câu rất dứt khoát về sự thực tập này “Chánh niệm về thân thể dẫn đến Niết Bàn”.
Đây không phải la một sự thực tập hời hợt. Chánh niệm về thân thể giữ cho chúng
ta có mặt – và vì thế biết được những gì đang xảy ra, khó nhớ để thực tập,
nhưng thực tập thi không khó. Tất cả nằm trong sự thực tập: đo là họa thiền đều
đặn và luôn chánh niệm về thân thể.
Để phát triển chánh niệm
và định lực sâu,có mặt với thân thể của mình, và có một mối liên hệ khéo léo
với các ý nghĩ và tình cảm của mình, chúng ta không những cần thiền tọa mỗi
ngày mà còn phải dành thời gian tham dự khóa tu nhập thất. Thỉnh thoảng chúng
ta nên dẹp bớt công việc, để dành thời gian cho việc thực tập miên mật hơn.Thời
gian nhập thất không phải là một sự xa xỉ. Nếu chúng ta thành thật và quyết tâm
mạnh mẽ để tỉnh thức, để có tự do – để hướng đến cái gì mà mình xem là có giá
trị cao nhất – thì thực hiện một khóa tu nhập thất là phần thiết yếu.
Chúng ta nên tạo một
nhịp điệu cho cuộc sống của mình, thiết lập một sự cân bằng giữa thời gian dành
cho hoạt động bên ngoài liên hệ với thế giới, và thời gian hướng vào bên trong.
Nhà thơ vĩ đại Rumi của Sufi đã từng lưu ý: “Chỉ ở trong phòng một mình một lúc
thôi cũng có giá trị hơn bất cứ điều gì mà người khác cho bạn”.
Thoạt đầu thời gian
quay vào trong có thể là một ngày, một dịp cuối tuần, hay một tuần. Ở trung tâm
thiền của chúng tôi, các bạn có thể đến ở lại nhập thất mỗi năm 3 tháng, và ở
Forest Refuge mới, các bạn có thể ở lại suốt năm. Chúng ta có thể làm bất cứ
cái gì mình thấy thích hợp và có thể làm để tìm được nhịp điệu cân bằng giữa
đời sống trong thế giới bên ngoài và sự yên tĩnh trong nội tâm. Bằng cách này chúng
ta mới phát triển được sự tập trung và chánh niệm ở các tầng lớp ngày
càng sâu sắc hơn, mà nó sẽ làm cho chúng ta đời sống trong đời với lòng từ bi
và lân mẫn hơn.