Khi bạn thiền tập hãy
đem sự chú ý trở lại với những gì đang diễn ra trong giây phút hiện tại: hơi
thở, cảm thọ trong thân thể, một ý nghĩ, một cảm xúc, hay thậm chí là bản thân
sự ý thức. Khi chúng ta ngày càng chánh niệm hơn và chấp nhận những gì đang
diễn ra, chúng ta sẽ thấy rằng – trong khi thiền tập lẫn trong cuộc sống thường
nhật – chúng ta ngày càng bị điều khiển bởi các lực xua đuổi và dính mắc. hai
sức mạnh phần lớn chi phối cuộc đời ta. Trong quá trình thiền tập, chúng ta sẵn
sàng quan sát bất kỳ cái gì có mặt, sống chung với nó nhưng không bị lôi cuốn
theo. Chúng ta tập buông bỏ.
Trong một số nước châu
Á có một loại bẫy để bắt khỉ rất hay. Người ta đục dưới đáy một trái dừa một
khe nhỏ vừa đủ rộng cho con khỉ đút tay vào, nhưng nếu nó vẫn nắm tay lại mà
rút ra thì không được. Rồi họ bỏ đồ ngọt vào trong trái dừa, cột trái dừa vào
một thân cây để chờ con khỉ đến. Khi con khỉ chuồi tay vào trái dừa để lấy đồ
ăn thì nó mắc kẹt. Vì sao con khỉ lại mắc bẫy? Đó là do sức mạnh của dục vọng
và dính mắc. Điều mà con khỉ cần làm là buông bỏ đồ ngọt, mở lòng bàn tay, rút
ra và thế là được tự do- nhưng rât hiếm khi con khỉ làm được vậy, Tương tự như
thế. Thiền sư Nhật Bản Kosho Uchiyama, từ thế kỷ XII đã nói về việc “mở
lòng bàn tay của tâm trí”.
Một phẩm tính khác cần
phát triền trong thiền tập là óc hài hước về tâm trí, cuộc sống và tình trạng
bế tắc của con người. Óc hài hước rất cần thiết trên con đường tâm linh. Nếu
bây giờ bạn chưa có óc hài hước thì cứ thiền tập một thời gian nó sẽ đến, vì
khó mà quán sát tâm trí một cách liên tục và có hệ thống nếu như không tập mĩm
cười. một hôm có người hỏi Sasaki Roshi là thầy có bao giờ đi xem phim không,
thầy trả lời, “Thầy cho người ta phỏng vấn”.
Cách đây vài năm, tôi
tham dự một khóa tu ờ Miến Điện với thiền sư Sayadaw U Pandita. Ngài là một vị
thầy nghiêm khắc, và trong khóa tu mọi người đều giữ im lặng, đi đứng chậm rãi,
và cố giữ đầu óc yên tĩnh. Đó là một thời gian luyện tập khá căng thằng. Vào
bữa cơm, chúng tôi đi vào trai đường, xếp hàng yên lặng lấy thức ăn và chánh
niệm từng động tác.
Một hôm, người đứng
trước mặt tôi trong hàng đến cạnh bàn và mở nắp một nồi thức ăn. Khi anh ta đặt
nắp xuống bàn thì làm rơi đảnh xoảng xuống sàn nhà. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện
trong đầu tôi lúc ây là: “Không phải tôi”. Ý nghĩ ấy xuất hiện từ đâu nhỉ? Với
chánh niệm, người ta có thể mĩm cười trước vị khách không mời mà đến
trong tâm.
Qua thiền tập, chúng
ta bắt đầu nhìn thấy nhiều hoạt động của tâm trí, từ những ý tưởng kỳ quái cho
đến những ý nghĩ và cảm thọ trong sáng. Chúng ta tập có mặt mọi thứ đi
qua trong tâm. Khi mình có thái độ chấp nhận thì trong lòng có một cảm giác nhẹ
nhàng. Khi có thái độ nhẹ nhàng và chấp nhận chính mình thì ta cũng sẽ nhẹ
nhàng và chấp nhận người khác. Chúng ta không còn vội vàng phê phán tâm trí
người khác một khi đã nhìn thấy rõ tâm trí của mình. Nhà thơ WH. Auden đã
từng nói điều tương tự một cách dí dõm: “Hãy thương mến người láng giềng gian
giảo bằng trái tim gian dối của mình”. Sự bao dung không có nghĩa chúng ta xem
mọi chuyện như nhau.
Chánh niệm giúp chúng ta chọn lựa một cách sáng suốt những
gì nên vun trồng và phát triển, và những gì cần từ bỏ.