1. Khởi Tâm
... Này Cunda, Ta
nói rằng sự khởi tâm rất có lợi cho các thiện pháp còn nói gì thân nghiệp, khẩu
nghiệp, phù hợp (với tâm ý). Do vậy này Cunda: ‘Những kẻ khác có thể làm hại,
chúng ta ở đây sẽ không làm hại.’ Cần phải khởi tâm như vậy.
... ‘Những kẻ khác
có thể có sân tâm, chúng ta ở đây sẽ không có sân tâm.’ Cần phải khởi tâm như
vậy.
... ‘Những kẻ khác
có thể oán hận, chúng ta ở đây sẽ không oán hận.’ Cần phải khởi tâm như vậy.
... ‘Những kẻ khác
có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ
không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả.’ Cần phải khởi tâm
như vậy. (Trung Bộ 1 - Kinh Đoạn Giảm, trang 104, 105, 106)
2. Như lý tác ý
Ta không thấy một
pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh không sanh khởi, và sân
đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như từ tâm giải thoát... Từ tâm giải
thoát, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi,
và sân đã sanh được đoạn tận. (Tăng Chi 1, trang 13)
Và này các
Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho sân chưa sanh được sanh khởi, hay
sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có từ tâm giải thoát.
Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là
món ăn khiến cho sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng
trưởng, quảng đại. (Tương Ưng 5, trang 169).
*
Nếu tự mình yên
lặng,
Như chiếc chuông
bị bể,
Ngươi đã chứng
Niết Bàn,
Ngươi không còn
phẫn nộ. --(Pháp Cú Kinh, câu 134)
3. Trừ diệt
Này Rahula, hãy tu
tập sự tu tập về lòng từ. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng từ, cái gì
thuộc sân tâm sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về lòng bi.
Này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng bi, cái gì thuộc hại tâm sẽ được trừ
diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về hỷ. Này Rahula, do tu tập sự tu tập
về hỷ, cái gì thuộc bất lạc sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập
về xả. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về xả, cái gì thuộc hận tâm sẽ được trừ
diệt. (Trung Bộ 2, trang 190)
*
Với hận diệt hận
thù,
Đời này không có
được,
Không hận diệt hận
thù,
Là định luật ngàn
xưa. -- (Kinh Pháp Cú, câu 5)
4. Trừ khử hiềm hận
...Trong người
nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, từ cần phải tu tập.
Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải trừ khử.
Trong người nào,
hiềm hận được sanh, trong người ấy, bi cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy,
hiềm hận cần phải trừ khử.
Trong người nào,
hiềm hận được sanh, trong người ấy xả cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy
hiềm hận cần phải trừ khử. (Tăng Chi 2, trang 613)