Khi hành giả muốn
niệm Bi brahmavihāra nên trú ngụ trong nơi vắng vẻ, tìm xét tội lỗi trong sự
làm khổ (vihiṃsa) và phước trong sự thương xót (karunā) trước rằng: "Sự
làm khổ chúng sanh nhất là bằng tay hoặc bằng cây thật là rất xấu xa, cả và
trong kiếp này và kiếp sau, quả báo của tâm thương xót, mong cho chúng sanh
khỏi khổ mới là cao thượng trong đời này và đời sau.
Nếu hành giả niệm
đức Bi brahmavihāra, đầu tiên, khoan nên tưởng đến 4 hạng người, như mettā
brahmavihāra vậy, lúc thấy người đáng thương hại, như kẻ tàn tật, đói khát, nên
rải lòng từ bi đến người đó rằng: "kiccaṃ vatayaṃ satto āppanno appeva
nāma immamhā dukkhā mucceyya: Ồ! Chúng sanh này đang bị khổ, làm thế nào há cho
(họ) khỏi khổ được?
Nếu niệm như vậy
không được, phải tưởng đến người đang thọ vui mà làm nghiệp dữ, để thí dụ với
tội nhân bị phép nước gia hình, rồi quán tưởng đức Bi cho phát sanh rằng: Người
đó chỉ được vui trong kiếp này thôi, từ đây về sau họ phải chịu khổ thái quá
trong bốn đường dữ không sai, vì không thấy làm điều lành nào, ví như tội nhân
bị dẫn đi đến pháp trường, khi có người cho chút ít thực phẩm thì làm như tuồng
thỏa thích được vật cao lương, song chẳng có ai nhận rằng được vui đâu, họ chắc
rằng kẻ đó sẽ bị hại thật.
Kế tiếp phải rải
tâm Bi đến 4 hạng người (thương, không thương - ghét...) dầu là hạng người đó
có tạo nghiệp lành thì cũng niệm rằng: Người sẽ chịu khổ hẳn thật, vì chưa được
giải thoát.
Lại nữa, phải rải
lòng thương xót đều nhau đến 4 hạng người trên đó, đừng cho nặng nhẹ hơn nhau,
niệm cho đến khi đắc định, thì được phước báo như trong phép từ brahmavihāra
vậy.