Trong Cuốn Năm của
Tăng Chi Kinh (Anguttara Nikaya) Đức Phật nói rằng có năm nguy hiểm đang đe
doạ:
‘Này các Tỳ-kheo,
nếu vị Tỳ-kheo nào nhìn thấy năm nguy hiểm đang đe doạ này, thật là vừa đủ cho vị
ấy để sống không dễ duôi, nhiệt tâm, với tâm quyết định thành tựu những gì chưa
thành tựu, đạt đến những gì chưa đạt đến, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
Năm nguy hiểm ấy là gì?
‘(1) Ở đây, này
các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo suy xét như vầy: “Bây giờ ta còn trẻ, còn thanh niên,
tuổi trẻ, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân, trong giai đoạn đầu của cuộc
đời. Nhưng một thời nào đó sẽ đến khi mà thân xác này sẽ bị gò bó trong tuổi
già. Mà người bị tuổi già khuất phục thì không dễ gì suy tưởng những Lời Dậy của
Đức Phật; thật không dễ cho người ta để sống trong những nơi hoang vu hay rừng
núi, hay trong những chỗ ở hẻo lánh. Trước khi tình trạng không ai muốn này,
tình trạng không đáng ưa, không vừa ý này, đến với ta, trước khi đó, ta hãy thu
hết nghị lực để thành tựu những gì chưa thành tựu, đạt đến những gì chưa đạt
đến, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, nhờ chứng đạt trạng thái đó ta sẽ sống
an vui, dù có bị già.”
‘(2) Lại nữa, này
các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo suy xét như vầy: “Bây giờ Ta không ốm đau không bệnh tật,
khả năng tiêu hoá của ta làm việc trơn tru, thể chất của ta không quá lạnh và
không quá nóng, được quân bình và thích hợp cho việc nỗ lực tinh tấn. Nhưng mọt
thời nào đó sẽ đến khi mà thân này sẽ bị gò bó trong bệnh tật. Mà người bị ốm
đau bệnh tật thì không dễ gì suy tưởng những Lời Dậy của Đức Phật; thật không
dễ cho người ta để sống trong những nơi hoang vu hay rừng núi, hay trong những
chỗ ở hẻo lánh. Trước khi tình trạng không ai muốn này, tình trạng không đáng
ưa, không vừa ý này, đến với ta, trước khi đó, ta hãy thu hết nghị lực để thành
tựu những gì chưa thành tựu, đạt đến những gì chưa đạt đến, chứng ngộ những gì
chưa chứng ngộ, nhờ chứng đạt trạng thái đó ta sẽ sống an vui, dùc có bị bệnh.”
‘(3) Lại nữa, này
các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo suy xét như vầy: “Bây giờ có được dồi dào thực phẩm,
mùa màng tươi tốt, dễ nhận được đồ ăn khất thực, thực dễ dàng để sống nhờ khất
thực và của cúng dường. Nhưng một thời nào đó sẽ đến khi mà có nạn đói, mùa
màng hư hỏng, sẽ khó mà có được một bữa ăn khất thực, khó mà sống được nhờ khất
thực và các của cúng dường. Và trong nạn đói người ta phải di cư đến những nơi
ở đây thực phẩm được thoải mái, và nơi đó sự trú ngụ sẽ bị tụ tập lại và đông đúc. Mà ở chỗ nào sự trú
ngụ bị tụ tập lại và đông đúc người ta
không dễ gì suy tưởng những Lời Dậy của Đức Phật; thật không dễ cho người ta để
sống trong những nơi hoang vu hay rừng núi, hay trong những chỗ ở hẻo lánh.
Trước khi tình trạng không ai muốn này, tình trạng không đáng ưa, không vừa ý
này, đến với ta, trước khi đó, ta hãy thu hết nghị lực để thành tựu những gì
chưa thành tựu, đạt đến những gì chưa đạt đến, chứng ngộ những gì chưa chứng
ngộ, nhờ chứng đạt trạng thái đó ta sẽ sống an vui, dùc có bị nạn đói.”
‘(4) Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo suy xét
như vầy: “Bây giờ con người sống trong hoà hợp và tình thân thiện, sống trong
tình bạn bè hữu nghị như sữa hoà với nước và nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
Nhưng một thời nguy hiểm sẽ đến, tình trạng náo động giữa các bộ tộc khi dân
chúng phải leo lên xe để chạy trốn và những người lâm vào cảnh sợ hãi phải di
chuyển đến những nơi an toàn, và ở đó sự trú ngụ sẽ bị tụ tập lại và đông
đúc. Mà ở chỗ nào sự trú ngụ bị tụ tập
lại và đông đúc người ta không dễ gì suy tưởng những Lời Dậy của Đức Phật; thật
không dễ cho người ta để sống trong những nơi hoang vu hay rừng núi, hay trong
những chỗ ở hẻo lánh. Trước khi tình trạng không ai muốn này, tình trạng không
đáng ưa, không vừa ý này, đến với ta, trước khi đó, ta hãy thu hết nghị lực để
thành tựu những gì chưa thành tựu, đạt đến những gì chưa đạt đến, chứng ngộ
những gì chưa chứng ngộ, nhờ chứng đạt trạng thái đó ta sẽ sống an vui, dùc có
sống vào thời nguy hiểm.”
‘(5) Lại nữa, này
các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo suy xét như vầy: “Bây giờ Tăng Chúng (Đoàn Thể các vị
Tỳ-kheo) sống trong hoà hợp và tình thân thiện, không cãi nhau, sống an vui
dưới một giáo lý. Nhưng một thời sẽ đến khi có sự chia tách trong Tăng Chúng.
Và khi Tăng Chúng bị chia tách, người ta không dễ gì suy tưởng những Lời Dậy
của Đức Phật; thật không dễ cho người ta để sống trong những nơi hoang vu hay
rừng núi, hay trong những chỗ ở hẻo lánh. Trước khi tình trạng không ai muốn
này, tình trạng không đáng ưa, không vừa ý này, đến với ta, trước khi đó, ta
hãy thu hết nghị lực để thành tựu những gì chưa thành tựu, đạt đến những gì
chưa đạt đến, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, nhờ chứng đạt trạng thái đó ta
sẽ sống an vui, ngay cả khi Tăng Chúng bị chia tách.”