Thursday, March 17, 2016

PHÉP NIỆM TỪ (Mettābrahmavihāra)

          Hành giả muốn niệm Từ brahmavihāra nên tìm ngụ trong nơi vắng vẻ, trước hết cần phải suy nghĩ đến tội của sự sân hận và phước của tư cách kiên nhẫn rằng: Người mà bị lòng giận đè nén rồi, nhất là có thể sát hại kẻ khác được. Về phước báo của nhẫn nại, hãy xét rằng, sự nhẫn nhục chịu đựng là một đức tánh cao quý, để dứt tâm sân, cho phát sanh nhẫn nại. Nếu không suy cứu cho thấy trước thì không có thể trừ điều cừu oán được.

Ðức Phật hằng ngợi khen đức nhẫn nại là Niết Bàn cao thượng thật. Người nào có sự nhẫn nhục chịu đựng là sức mạnh. Như Lai gọi người đó là Khīnāsavabrahmana (Bà-la-môn hết tâm phiền não ngầm) cao quý" "- Khi hành giả quán tưởng thấy tội của sự giận, rõ phước của điều nhẫn nại rồi, nên chú tâm ghi nhớ trong sự nhất nhục chịu đựng có quả báo rõ rệt như thế rồi, lúc niệm mettā, không nên tìm rải lòng từ ái đến 4 hạng người sau này:

    1- Người mình không yêu,
    2- Người mình quá thương,
    3- Người mình không thương, không ghét
    4- Người mình oán giận

Chẳng phải chỉ có thế thôi, dầu là với hạng người khác tính nhau (nam nữ) và người quá vãng, cũng không nên rải mettā trước. Các hạng người đó có sự bất lợi như sau này:

    1- Với người mình không yêu, thì khó làm cho thương được;
    2- Người mình quá thương khó làm cho trở nên người lãnh đạm;
    3- Người không thương ghét khó làm thành người tôn kính và thương yêu được;
    4- Người oán giận cùng nhau, nếu rải metta thì thêm sân hận;

Với người có tính khác nhau, thì sanh tình ái; người đã quá vãng thì không có thể cho sanh cận định và định.

Vì lẽ đó nên không cho rải mettā đến các hạng người như đã giải trên.

Trước hết phải rải mettā cho mình, theo Pāli rằng: aham sukhitā homi niddukkho homi avero homi abyāpajjho homi anigho homi sukhī attānam pariharāmi: Xin cho tôi được vui, đừng có khổ, đừng oán giận, không làm hại, cho khỏi khổ, hãy giữ mình cho được an vui.

Nếu niệm niệm như thế đó mà chưa nhập định được, thì quán tưởng rằng: "Ta mong được vui, gớm khổ, ham sống, sợ chết thế nào, tất cả chúng sanh cũng ao ước sự vui, ghê khổ, hy vọng được sống, không muốn chết, cũng như thế đó".

Xong rồi phải rải mettā thường thường đến hạng người đáng tôn kính, nhất là ông thầy thế độ, giáo đạo rằng: "esa sappuriso sukhito hotu niddukkho: "Xin cho bậc thiện trí thức đó được vui đừng có khổ".

Do thế lực niệm niệm mettā brahmāvihāra ngay bậc ân nhân như thế đó, tâm định sẽ phát sanh không sai.

Nếu chưa được như ý nguyện, cần phải niệm mettā đến hạng người mình thương, người lãnh đạm, người oán giận nhau, là đem hạng người thương để chỗ người không thương, không ghét, hạng người không thương ghét để chỗ người mình oán giận dứt trừ lòng bất bình trong người cựu thù nhau.

Lại nữa, nên niệm mettā thường thường đến 4 hạnh người: 1) mình (hành giả); 2) người thương; 3) người không thương-ghét; 4) người thù,... cho đều, không cho nặng nhẹ hơn nhau.

Khi hành giả niệm như thế đó được khắn khít, trong 4 oai nghi (đứng, đi, gnồi, nằm) chắc sẽ đắc định được dể dàng và 11 phước bảo sau này:

    1- Sukhaṃ supati: ngũ hằng được vui,
    2- Sukham paṭibujjhati: thức dậy cũng vui,
    3- Na papakam supinam passati: hằng không thấy mộng xấu xa,
    4- Manussānaṃ piyo hoti: hằng là nơi thương yêu của mọi người,
    5- Amanussānaṃ piyo hoti: hằng là nơi thương yêu của hàng phi nhân,
    6- Devatā rakkhanti: chư thiên cũng hộ trì.
    7- Nāssa aggi và visam và kamati: lửa, độc, binh khí, không làm hại được.
    8- Tuvataṃ cittam samadhiyati: tâm nhập định được mau lẹ,
    9- Mukhavaṇṇo vipassīdatti: sắc mặt tươi tỉnh khác thường,
    10- Asammulho kalam karoti: không hôn mê trong giờ chết,

    11- Uttarin appativajjhanto brahmalokūpaggo hoti: nếu chưa được giác ngộ pháp cao thượng, đạo quả, thì hằng thọ sanh trong cõi phạn thiên.

PHÁP CHÁNH ÐỊNH và SƯU TẬP PHÁP

Cố Đại trưởng lão HỘ TÔNG