Liên quan đến
thiện bạn hữu, tôi sẽ trích dẫn một bài kinh khác trong Tương Ưng Kinh
(Samyutta Nikaya):
Một lần nọ Đức Thế
Tôn sống giữa những người dân Sakyas, tại Sakya thị tứ của Sakkara. Rồi Tôn-giả
Ananda đi đến Đức Thế Tôn, cung kính đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Sau khi
ngồi xuống một bên Tôn-giả Ananda nói với Đức Thế Tôn: ‘Bạch Đức Thế Tôn, phân
nửa phạm hạnh này là nhờ thiện bạn hữu, thiện giao du, thiện kết hợp.’
‘Chớ có nói vậy,
này Ananda. Chớ có nói điều đó, này Ananda. Toàn bộ phạm hạnh này là nhờ thiện
bạn hữu, thiện giao du, thiện kết hợp. Đối với một vị Tỳ-kheo, này Ananda, là
bạn với thiện, giao du với thiện, kết hợp với thiện, được chờ đợi là sẽ tu tập
và thực hành nghiêm túc Bát Thánh Đạo…Nhờ lấy Ta như một bậc thiện tri thức
(bạn lành), các chúng sinh bị sanh được giải thoát khỏi sanh, các chúng sinh bị
già được giải thoát khỏi già, các chúng sinh bị chết được giải thoát khỏi chết,
và các chúng sinh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ,
ưu, và não.
‘Này Ananda, cần
phải hiểu vì sao toàn bộ đời phạm hạnh là nhờ thiện bạn hữu, thiện giao du,
thiện kết hợp theo cách này vậy.’
Hơn nữa, trong
Dutiyasekha Sutta của Itivuttaka Đức Phật có nói như sau:
‘Này các Tỳ-kheo,
đối với vị Tỳ-kheo là bậc hữu học, chưa đạt đến sự hoàn thiện nhưng đang sống
cầu sự an ổn tối thượng khỏi các trói buộc, về các yếu tố bên ngoài, Ta không
thấy một yếu tố nào khác hữu ích như thiện bạn hữu. Này các Tỳ-kheo, một vị
Tỳ-kheo có thiện bạn hữu (có bạn lành) sẽ đoạn trừ những gì bất thiện và tu tập
những gì là thiện.
Tỳ-kheo có bạn
lành,
Tôn quý và kính
trọng,
Làm theo lời bạn
khuyên,
Tỉnh giác và chánh
niệm,
Sẽ tuần tự đạt
đến,
Đoạn dứt mọi kiết
sử.