1. Phước nghiệp sự
Ðiều này đã được
Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo,
phàm có những phước nghiệp sự nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp sự ấy
không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt
qua chúng những nghiệp sự ấy, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.
Này các Tỷ-kheo,
ví như ánh sáng của chùm sao, tất cả ánh sáng ấy không bằng một phần mười sáu
ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng của mặt trăng vượt qua ánh sáng của chùm sao
chói sáng, bừng sáng, và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những
nghiệp vụ đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười
sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát, vượt qua chúng, chói sáng,
bừng sáng và rực sáng.
Này các Tỷ-kheo,
ví như vào tháng cuối mùa mưa, vào mùa thu, trên bầu trời thanh tịnh, các mây
được quét sạch, mặt trời mọc lên trên bầu trời, phá tan mọi tối tăm ở hư không,
chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, phàm có những
nghiệp vụ đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười
sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát, vượt qua chúng, chói sáng,
bừng sáng và rực sáng.
Ví như này các
Tỷ-kheo, vào tháng cuối mùa mưa, vào tiết mùa thu, khi hư không mở rộng không
có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời không, quét sạch mọi tối tăm trên trời,
chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những
nghiệp vụ nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần
mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng, chói sáng,
bừng sáng và rực sáng.
Ví như này các
Tỷ-kheo, khi đêm đã gần tàn, sao mai chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy
này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ nào đưa đến sanh y, tất cả những
nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải
thoát vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.
Thế Tôn đã nói lên
ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ai tu tập từ tâm,
Không phóng dật
chánh niệm,
Các kiết sử giảm
thiểu,
Nhờ thấy sanh y diệt.
Nếu tâm không độc
ác,
Ðối với một hữu
tình,
Với từ tâm như
vậy,
Vị ấy là bậc
Thiện,
Với tâm tư từ mẫn,
Ðối tất cả hữu
tình,
Bậc Thánh tự tác
thành,
Công đức thật vô
lượng.
Ai chiến thắng quả
đất,
Ðầy dẫy những hữu
tình,
Bậc vua chúa chơn
chánh,
Như các vị tiên
nhân,
Tổ chức khắp mọi
nơi,
Ðủ các loại tế
đàn,
Lễ tế đàn với
ngựa,
Lễ tế đàn với
người,
Quăng cọc, rượu
chiến thắng,
Lễ chốt cửa dẹp
lại,
Họ không tác thành
được
Một phần thứ mười
sáu,
Với người khéo tu
tập,
Tâm ý thật từ mẫn,
Như ánh sáng mặt trăng,
Thắng sáng mọi vì
sao,
Ai không có giết
hại,
Không khiến người
giết hại,
Không có chinh
phục người,
Không khiến người
chinh phục,
Với tâm tư từ mẫn,
Ðối với mọi chúng
sanh,
Vị ấy không hận
thù,
Ðối với bất cứ ai.
Ý nghĩa này được
Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (Tiểu Bộ Kinh 1, trang 319)
*
Ðiều này đã được
Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo,
có ba phước nghiệp sự này. Thế nào là ba? Phước nghiệp sự do bố thí tác thành,
phước nghiệp sự do giới tác thành, và phước nghiệp do sự tu tập tác thành. Này
các Tỷ-kheo, có ba phước nghiệp sự này.
Thế Tôn đã nói lên
ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Hãy để cho người
ấy,
Học tập làm công
đức,
Hướng dẫn đến
tương lai
Ðem lại căn an
lạc.
Hãy tu tập bố thí,
Tập sở hành an
tịnh,
Và tu tập từ tâm,
Tu xong ba pháp
ấy,
Những pháp khởi
lạc thọ.
Bậc Hiền trí được
sanh,
Tại thế giới an
lạc,
Không phiền não
hận thù.
Ý nghĩa này đã
được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. -- (Tiểu Bộ Kinh 1, trang 365)
2. Có 4 sự an ủi 999
...Này các Kālāmā,
vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với
tâm câu hữu với từ ... với tâm câu hữu với bi ... với tâm câu hữu với hỷ ...
với tâm câu hữu với xả, biến mãn một phương, cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy
phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư; Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới,
bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với
tâm câu hữu với xả, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Thánh
đệ tử ấy, này các Kālāmā, với tâm không oán như vậy, không sân như vậy, không
uế nhiễm như vậy, thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt được
bốn sự an ủi.
- "Nếu có đời
sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung,
ta sẽ sanh lên cõi thiện, cõi trời, cõi đời này"; đây là an ủi thứ nhất vị
ấy có được. "Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp
thiện ác thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân,
không phiền não, được an lạc"; đây là an ủi thứ hai vị ấy có được. Nếu
việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm
điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được"; đây là an ủi thứ ba vị ấy có
được. "Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô
ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh"; đây là an ủi thứ tư vị
ấy có được. Thánh đệ tử ấy, này các Kālāmā, với tâm không oán như vậy, với tâm
không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy,
ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ủi này.
- Sự việc là như
vậy, bạch Thế Tôn! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ! Thánh đệ tử ấy, bạch Thế
Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế
nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị aáy có được
bốn an ủi: "Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác,
sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời
này"; đây là an ủi thứ nhất vị ấy có được. "Nếu không có đời sau, nếu
không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác thời ở đây, trong hiện tại, ta tự
sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc"; đây là
an ủi thứ hai vị ấy có được. Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối
với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau
được"; đây là an ủi thứ ba vị ấy có được. "Nếu việc ác không có làm,
như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn
toàn thanh tịnh"; đây là an ủi thứ tư vị ấy có được. Vị Thánh đệ tử ấy,
bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm
không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có
được bốn an ủi này. (Tăng Chi 1, trang 344)
3. Mười một lợi ích
...Này các
Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn,
được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được
tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích. Thế nào là
mười một?
Ngủ an lạc, thức
an lạc, không ác mộng, được loài Người ái mộ, được phi nhân ái mộ, chư Thiên
bảo hộ, không bị lửa, thuốc độc, kiếm xúc chạm, tâm được định mau chóng, sắc
mặt trong sáng, mệnh chung không hôn ám; nếu chưa thể nhập thượng pháp
(A-la-hán quả), được sanh lên Phạm thiên giới.
Này các Tỷ-kheo,
từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác
thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập,
được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích. (Tăng Chi 4, trang
684)
*
Ai cắt được, phá
được,
Tận gốc, nhổ tâm
ấy,
Người trí ấy diệt
sân,
Được gọi người
hiền thiện. -- (Kinh Pháp Cú, câu 263)
4. Không tạo ác nghiệp
Ta tuyên bố rằng,
này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm, được làm, được tích tập, nếu không
cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt, dầu quả ấy thuộc trong đời hiện tại,
hay thuộc trong đời sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư
niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời khoå không có
chấm dứt. Vị Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, như vậy từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ
bỏ si, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với từ, an trú biến mãn một
phương; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ
tư, như vậy phía trên, phía dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô
biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên,
không hận, không sân. Vị ấy biết rõ như sau: "Trước kia, tâm này của ta là
nhỏ, không tu tập. Nhưng nay, tâm này của ta là vô lượng, khéo tu tập. Lại nữa,
phàm nghiệp gì được làm có giới hạn, nay nó sẽ không sống trong giới hạn ấy
nữa, nó sẽ không đứng trong giới hạn ấy nữa". Các Thầy nghĩ thế nào, này
các Tỷ-kheo, nếu đứa trẻ này, từ tuổi trẻ trở lên tu tập từ tâm giải thoát, nó
có thể làm nghiệp ác không?
- Thưa không, bạch
Thế Tôn.
- Do không làm
điều ác, nó có cảm giác khổ hay không?
- Thưa không, bạch
Thế Tôn. Không làm điều ác, bạch Thế Tôn, từ đâu nó sẽ cảm giác khổ được?
- Này các Tỷ-kheo,
từ tâm giải thoát này cần phải tu tập bởi nữ nhân hay nam nhân. Này các
Tỷ-kheo, thân này không bị nam nhân hay nữ nhân cầm lấy rồi mang đi. Này các
Tỷ-kheo, con ngöôøi phải chết này ở giữa những tư tưởng. Vị ấy rõ biết như sau:
"Phàm ác nghiệp nào do ta làm từ trước với cái thân do nghiệp làm ra này,
tất cả cần phải cảm thọ ở đây, nó không thể theo ta và được hiện hữu về
sau". Như vậy, này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được tu tập đưa đến
không có trở lui, đối với Tỷ-kheo có trí tuệ, có được trong đời này, nhưng vị
ấy chưa thể nhập sự giải thoát hơn thế nữa.
Với tâm câu hữu
với bi... với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả, vị ấy biến mãn một
phương và an trú, như vậy phương thứ hai, như vậy phương thứ ba, như vậy phương
thứ tư. Như vậy phía trên, phía dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô
biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên,
không hận, không sân. Vị ấy biết rõ như sau: "Trước kia, tâm này của ta là
nhỏ, không tu tập. Nhưng nay, tâm này của ta là vô lượng, khéo tu tập. Lại nữa,
phàm nghiệp gì được làm có giới hạn, nay nó sẽ không sống trong giới hạn ấy
nữa, nó không đứng trong gìới hạn ấy nữa". Các Thầy nghĩ thế nào, này các
Tỷ-kheo, nếu đứa trẻ này, từ tuổi trẻ trở lên tu tập xả tâm giải thoát, nó có
thể làm nghiệp ác không?
- Thưa không, bạch
Thế Tôn.
- Do không làm
điều ác, nó có cảm giác khổ hay không?
- Thưa không, bạch
Thế Tôn. Không làm điều ác, bạch Thế Tôn, từ đâu nó sẽ cảm giác khổ được.
- Này các Tỷ-kheo,
xả tâm giải thoát này cần phải tu tập bởi nữ nhân hay nam nhân. Này các
Tỷ-kheo, thân này không bị nam nhân hay nữ nhân cầm lấy rồi đem đi. Này các
Tỷ-kheo, con người phải chết này ở giữa những tư tưởng. Vị ấy rõ biết như sau:
"Phàm ác nghiệp nào do ta làm từ trước với cái thân do nghiệp làm ra này,
tất cả cần phải cảm thọ ở đây, nó không thể theo ta và được hiện hữu về
sau". Như vậy, này các Tỷ-kheo, xả tâm này được tu tập, đưa đến không có
trở lui, đối với Tỷ-kheo có trí tuệ, có được trong đời này, nhưng vị ấy chưa
thể nhập sự giải thoát hơn thế nữa. (Tăng Chi 4, trang 627)
*
Còn sát hại sinh
linh,
Đâu được gọi Hiền
thánh,
Không hại mọi hữu
tình,
Mới được gọi Hiền
thánh. -- (Kinh Pháp Cú, câu 270)