Đây là một ví dụ : Có một cặp vợ chồng, cả hai
đều là công chức của Chính phủ. Vì công vụ họ phải xa nhà thường xuyên,
nên giao con mình, nhờ một người chị giữ hộ.
Người này là chị bà con của người chồng, không lập gia đình, ít thân thích họ
hàng nên thường sống một mình. Vì ở một mình nên tánh tình khó khăn,
không biết cách giao tiếp với người khác, không thương ai và cũng không
dám tin người nào cả.
Vì không có tánh hòa ái, nên nói đến ai bà
cũng phê bình chỉ trích rất gay gắt, không hợp với bất cứ người nào, đi
đến đâu cũng đem chuyện xấu của người khác ra nói.
Sống chung với
một người như thế, đứa bé bị ảnh hưởng rất nặng nề, luôn luôn phê bình
chỉ trích người khác, dưới mắt nó ai cũng xấu xa đầy tội lỗi, không chơi
với ai cả. Ngay cả sau này lúc khôn lớn, nó cũng không muốn sống với
cha mẹ, sống quạnh hiu một mình không bè bạn.
Quí vị thấy không, tánh tình xấu xa của một người có thể lây sang, ảnh hưởng đến người khác (nhất là một đứa bé) như bệnh dịch.
Vì vậy làm cha mẹ, nên có bổn phận khuyên con mình biết sống thân thiện
hòa ái với người khác từ lúc chúng còn nhỏ. Dạy con mình, khuyến khích
chúng chơi với những đứa bé cùng tuổi, chia đồ chơi, hay bánh kẹo với
bạn và nếu chúng gây gổ đánh nhau phải học cách làm hòa và chơi, làm
bạn với nhau.
Nhiều người làm cha mẹ lại phê bình chỉ trích những
đứa bé cùng xóm là xấu xa, hổn láo, không cho con chơi với chúng, bảo
con ở nhà chơi một mình. Những đứa bé này khi lớn lên sẽ không biết cách
đối xử với những người chung quanh, vụng về trong sự giao tiếp, không
có sự nhẫn nhịn, chịu đựng khi gặp những tình huống khó khăn lúc tiếp
xúc với người khác.
Trở lại câu chuyện đứa con của người công chức,
người thanh niên này không tìm thấy một người nào mà anh cho là tốt, ai
cũng xấu xa hết luôn cả cha mẹ anh. Thật tồi tệ đau khổ !
Một người
mà suốt ngày chỉ làm một chuyện xấu xa, bới lông tìm vết, đào ra lỗi của
người khác, ai mà dám đến gần họ, ai còn muốn làm bạn bè thân mật với
họ. Và dĩ nhiên khi mọi người lẫn tránh, họ phải sống lui thủi một mình,
cô đơn.
Một chuyện khác là có ba cô sống chung một nhà. Khi một
trong ba cô đi dâu, thì hai cô còn lại bắt đầu nói xấu người vắng mặt,
và cứ xoay tua như vậy !. Họ muốn gì đây ? Họ muốn nói họ rất thân với
người đang nghe và không ưa người vắng mặt cho lắm. Để chứng tỏ “tình
tâm” của mình, họ phê bình chỉ trích thậm tệ người không có mặt ở đó. Ba
người cùng sống chung một nhà, mà làm như thế có nghĩa là họ không hợp
nhau, không phải là bạn của nhau, chắc chắn họ cảm thấy rất cô đơn (dù
đang sống với người khác).
Khi chúng ta nói xấu một người nào, nếu
gặp người ấy lại, chúng ta không có thấy tự nhiên nữa. Có thể mình cũng
nói chuyện, nhưng thái độ sẽ gượng ép xã giao (đầu môi chót lưỡi) chứ
không phải những lời lẻ chơn thành ấm áp của những người cảm thông nhau
của hai người bạn.