Sunday, November 18, 2012

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA THIỀN



(K Sri Dhammananda - Ngài Cố Tăng thống Mã Lai)

THU HOẠCH NHỮNG LỢI ÍCH

Ngày nay khắp nơi trên thế giới, những người cho dù tôn giáo nào cũng đã nhận thức được những lợi ích cần phải đạt nhờ Thiền. Mục đích trước mắt của Thiền là luyện tâm và sử dụng nó một cách hiệu quả, trọn vẹn trong đời sống hằng ngày của mình. 
Mục đích chủ yếu của Thiền là tìm ra sự giải thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsara) của sự sống và cái chết. Cho dù đó là một nhiệm vụ khó khăn nhất, song lợi ích tích cực có thể đạt được ngay tức thời nếu người ta nhiệt tâm với Thiền. Thật cần thiết để nhắc lại điều đã đề cập trước đây: con người không nên bị nô lệ bởi những viễn cảnh của những lợi ích này mà đánh mất tri kiến về mục đích thực sự của Thiền trong Phật Gíao. Những lợi ích của Thiền có thể được tóm tắt như sau:

o   Nếu bạn là một người bận rộn, thiền có thể giúp bạn loại bỏ sự căng thẳng và tìm thấy sự thư thái.
o   Nếu bạn là một người lo âu, Thiền có thể giúp bạn tìm thấy sự tĩnh tâm.
o   Nếu bạn là người thiếu tự tin, Thiền có thể giúp bạn đạt được sự tự tin là điều bí ẩn của sự thành công trong cuộc sống.
o   Nếu bạn là người gặp những vấn đề phức tạp, Thiền có thể giúp bạn phát triển lòng can đảm cùng sức mạnh để đương đầu và vượt qua.
o   Nếu bạn có những nỗi sợ hãi trong tâm, Thiền có thể giúp bạn hiểu bản chất thực sự của các vấn đề đang gây cho bạn sự sợ hãi - và như vậy bạn có thể vượt qua những nỗi sợ hãi trong tâm bạn.
o   Nếu bạn luôn luôn bất mãn với mọi thứ và không một điều chi trong cuộc sống có thể khiến bạn hài lòng, Thiền có thể tạo cho bạn cơ hội để phát triển và duy trì sự hài lòng trong tâm bạn.
o   Nếu bạn hoài nghi và không quan tâm về đời sống tâm linh, Thiền có thể giúp bạn khám phá sâu vào sự hoài nghi của chính bạn và thấy được những giá trị thực tiễn trong những hướng dẫn tôn giáo.
o   Nếu bạn thất vọng và đau khổ do thiếu hiểu biết về sự bấp bênh của đời sống và thế giới, thiền có thể thực sự hướng dẫn và giúp đỡ bạn hiểu được bản chất hư huyễn của những tình cảnh thế tục.
o   Nếu bạn là một người giàu có, Thiền có thể giúp đỡ bạn phát triển sự tri túc và không nuôi dưỡng sự ganh tị với người giàu có hơn bạn.
o   Nếu bạn là người trẻ tuổi đứng trước ngã rẽ cuộc đời, và bạn không biết rẽ về hướng nào, Thiền có thể giúp bạn đến con đường tươi sáng để đạt mục tiêu mà bạn chọn.
o   Nếu bạn là người lớn tuổi ngán ngẫm đời sống, Thiền có thể cho bạn sự hiểu biết sâu hơn về đời sống, hiểu biết này luân phiên giải toả những đau khổ và mang lại sự bình an.
o   Nếu nạn là nguời nóng nảy, bạn có thể phát triển sức mạnh để chế ngự đuợc sự yếu đuối của cơn giận, sự căm hờn, sự bực dọc để trở thành một người điềm tĩnh và tự chế hơn.
o   Nếu bạn là người ghanh tị, bạn có thể hiểu được những thái độ tiêu cực chẳng bao giờ góp phần một tí chút gì cho sự lợi lạc của bạn.
o   Nếu bạn không thể thuyên giảm những khao khát trong dục vọng, bạn có thể làm chủ đuợc những dục vọng của chính mình.
o   Nếu bạn là người nghiện uống, hút, bạn có thể thấy rõ và vượt qua đuợc những nguy hiểm làm bạn bị nô lệ.
o   Nếu bạn là người chịu ảnh huởng mạnh mẽ của cảm xúc, cảm xúc của bạn sẽ không có cợ hội khiến bạn lầm lạc.
o   Nếu bạn đau khổ về một sự rối loạn nào đó, như là sự rối loạn tinh thần, suy nhuợc thần kinh, Thiền có thể khởi động những khuynh hướng tích cực trong thân - tâm bạn, để dành lại sức khoẻ, đặc biệt là những vấn đề về tinh thần.
o   Nếu bạn là một người kém thông minh hay người ở những địa vị thấp bé, Thiền có thể làm mạnh mẽ tâm bạn để phạt triển lòng can đảm vượt qua sự ương yếu của chính mình.
o   Nếu bạn là một người trí tuệ, Thiền sẽ hướng dẫn bạn đến trí tuệ tối thượng. Bạn sẽ thấy bản chất sự thể như chúng đang là mà không như chúng đang hiện diện.

Đây là một vài lợi ích thực tiễn thông qua việc hành thiền. Những lợi ích này không bày bán ở bất cứ một quầy hàng mà bạn chỉ có thể phát huy chúng nhờ hành thiền. Chính tâm là chìa khoá của hạnh phúc và chính tâm cũng là chìa khóa của khổ đau để hiểu rõ Tâm và sử dụng nó hữu hiệu là nhiệm vụ mang đến đời sống an vui và như ý.


NỔ LỰC TRONG HÀNH THIỀN


Một vài người nói thật khó khăn khi hành thiền vì có nhiều phiền toái. Không một ai có thể chấm dứt được những phiền toái. Thực tế không nơi nào trong thế gian này là không có phiền toái. Nhưng nếu chúng ta thông minh có thể hiểu mọi hiện tượng một cách đúng đắn, chúng ta sẽ biết cách phòng hộ tâm khỏi bất kỳ hình thức nào của phiền não.

Đây là lời khuyên của Đức Phật “Khi bạn thấy bất kỳ một đối tượng nào, đừng dính mắc vào đối tượng ấy mà hãy phát triển tâm bạn qua trí tuệ quán chiếu bản chất thực của các điều kiện hợp thành”

Hãy nhìn hiện tựơng bằng sự tỉnh giác trong bối cảnh thực của nó. Nếu một đối tượng đầy lôi cuốn, tốt hơn không bị chìm trong đối tượng ấy. Nếu bạn muốn tâm bình an, hãy để tâm tự do khỏi sự dính mắc vào đối tượng của giác quan. Khi bạn nghe một vài âm thanh, xuôi tai hay không xuôi tai, chỉ lắng nghe và tỉnh giác. Bạn phải có chánh niệm để ngăn âm thanh không đánh động những xúc cảm tâm bạn. Đừng để tâm bạn ngập trong đó. bạn phải luyện tâm theo cách duy trì sự cân bằng ôn hoà. Đây là lời dạy mà chúng ta có thể học được từ Phật Giáo. Không có một chuẩn mực tầm thước nào có thể hướng dẫn chúng ta luyện tâm.

Khi Pythagor được hỏi nhằm định nghĩa về một triết gia, ông đã nói như vầy: “Khi tất cả đuợc mời đến bữa tiệc đời, một vài đến đây để thuởng thức, một vài đến để vinh danh và song cũng có không nhiều người đến để nhìn ngắm. Họ là những triết gia". Điều này có nghĩa là những triết gia không đồng nhất họ với đời sống. Họ nhìn đời sống ở thế đứng của những nguời quan sát đối tượng.

Chính tâm có thể bị quấy rầy bởi bất kỳ những đối tượng và các tác nhân bên ngoài. Khi những đối tượng và tác nhân này không quấy rầy tâm, chính tâm tạo ra những đối tượng tinh thần hay sự tưởng tượng của chính nó. Sau đó tâm có khuynh hướng phát triển tham lam, ghanh tị, sân hận si mê hay những sự bấn loạn về cảm xúc làm ô nhiễm tâm tuỳ vào đối tượng mà nó tạo. Thiền chỉ có nghĩa là cách mà chúng ta có thể phòng hộ được tâm của chúng ta. Người thông minh quan sát bất kì một đối tượng nào dù nó là đối tượng dễ chịu hay khó chịu mà không hề để sự cám dỗ hay ác cảm với đối tượng làm lay chuyển tâm.

CHÚNG TA CÓ DỤNG TÂM MÌNH KHÔNG?


Nhiều căn bệnh và những sự rối loạn có thể tránh được nếu mọi người có thể dành hết thời gian bất kỳ lúc nào trong ngày để làm định tỉnh các giác quan (các căn) nhờ hành thiền. Nhiều người không tin điều này hay quá lười biếng trong việc hành thiền bời vì thiếu sự hiểu biết. Một vài người nói rằng hành thiền chỉ làm lãng phí thời gian.

Hành thiền có thể giúp con người vượt qua được cơn đau và duy trì một sức khoẻ tốt nhờ sự phát triển tâm. Khi chính tâm được lắng yên, lúc ấy trí tuệ và sự hiểu biết dần hiễn lộ. Khi chúng ta chứa chấp những tư tưởng bất thiện trong tâm, những ô nhiểm này có thể gây phương hại đến thể xác sinh lí của chúng ta và rồi chính chúng ta phải nhận lãnh những hậu quả xấu. Y khoa đồng ý rằng tâm có thể là nguồn gốc cho tất cả các bệnh và cũng chính tâm có thể được dùng để chửa bệnh.

Krishnamutri, trong quan điểm của mình, ông cho rằng:
"Thiền không uốn nắn thông tin. Thông tin không ngoài những gì thuộc về quá khứ được lặp đi lặp lại và Thiền kết thúc quá trình lặp đi lặp lại này. Sự chấm dứt mà Thiền mang lại là sự bất diệt của thông tin. Thông tin thông qua phạm vi tư tưởng mà Thiền là sự vắng lặng của tư tưởng."




(Paññābala Bhikkhu dịch từ tạp chí Devachan – Newsletter of Mahabodhi International Meditation Center – Ladakh – Volumn 1 No 5 Fall 2002-03)