Tuesday, November 27, 2012

Hành thiền đúng phép







Các căn được an tịnh, và một cách tự nhiên, hành giả thấy thích thú với thói quen
 hành thiền hàng ngày.
Lòng từ xâm chiếm tâm hành giả. Với lòng từ, hành giả xa lìa mọi tội lỗi và xem 
tất cả chúng sanh như là anh chị em.
Những dục vọng làm mệt mỏi và đầu độc thân tâm như là giận dữ, keo kiệt, 
kiêu ngạo… dần dần xa lìa tâm của hành giả.
Nhờ hộ trì chặt chẽ các căn, cho nên những niệm ác, xấu không len vào 
tâm hành giả được.

Với tâm trong sáng và tư thái bình thản, hành giả không còn thèm muốn gì đối với những dục vọng thấp hèn.
Tâm thức của hành giả tập trung vào những ý niệm cao cả, mọi tư tưởng vị kỷ,
 ham muốn quay cuồng theo dục vọng đều xa lìa.
Hành giả không lạc vào chủ nghĩa hư vô, mặc dù thấy rõ mọi sự vật đều 
không rỗng bèo bọt.
Tuy vẫn còn trong vòng sanh tử luân hồi, nhưng hành giả đã nhận thức rõ 
con đường giải thoát.
Nhờ đi sâu vào giáo pháp mầu nhiệm, hành giả nương tựa vào trí tuệ của đức Phật.
10 Vì không còn gì hấp dẫn và làm cho hành giả ham muốn, hành giả cảm thấy
 như con Phượng Hoàng đã thoát khỏi lưới và đang bay lượn tự do trên bầu trời.
(Theo kinh Nguyệt Đăng Tam Muội, được dẫn chứng trong cuốn “các bài giảng của một tu sĩ” (Sermons of a Buddhist Abbot), tác giả: Hoà Thượng Nhật Soyen Shaku”. Xem cuốn “The Essense of Buddhism” của Lakshmi Narasu, trang178)
II. Đức Phật nói tới mười công đức của phép tu thiền niệm thân như sau:
11 Đối trị tham và sân.
12 Loại bỏ sợ hãi.
13 Có thể chịu đựng nóng lạnh, đói khát, côn trùng quấy nhiễu.
14 Dễ dàng chứng bốn cấp thiền.
15 Có thể biến hoá thần thông theo ý muốn.
16 Có thiên nhĩ thông, tức là có khả năng nghe những âm thanh mà tai người bình thường không nghe được.
17 Biết được ý nghĩ của người khác.
18 Biết dược các kiếp sống quá khứ của người khác.
19 Có thiên nhãn thông, tức là con mắt có thể nhìn thấy các chúng sanh trôi nổi theo nghiệp từ đời này qua đời khác.
20 Ngay trong đời hiện tại đạt được tâm giải thoát và tuệ giải thoát.
(Xem kinh Thân Hành Niệm, Trung Bộ III, trang 280-81-82)
III. Trong cuốn “Hành Thiền”, Hoà Thượng Thích Minh Châu cũng đề cập tới bốn lợi ích của thiền như sau:
21 Thiền có khả năng đoạn trừ các dục,
22 Thiền có khả năng đoạn trừ lòng sợ hãi.
23 Thiền đem lại niềm vui, gọi là thiền lạc.
24 Thiền đưa đến thành tựu trí tuệ, giác ngộ, giải thoát, niết-bàn.
(Xem “Hành Thiền-Một Nếp Sống Lành Mạnh Trong Sáng, Một Phương Pháp Giáo Dục Hướng Thượng, Thích Minh Châu, Trang 23).
IV. Một thiền sư Trung Hoa từng diễn giảng nhiều năm về thiền học tại nước Mỹ, mới đây trong quyển “Thiền và Ngộ”, ngay ở bài đầu “Thiền Ngộ và Tĩnh Toạ” đã nói vắn tắt về lợi ích của ngồi thiền như sau:
Ngồi thiền đối với thân tâm chúng ta đều có lợi ích. Nó giúp cho thân thể mạnh khoẻ, và tâm được hài hoà quân bình. Nó giúp cho chúng ta bớt vướng mắt, chấp trước, khiến cho đầu óc chúng ta bớt nóng nảy, mà được mát lạnh sáng suốt. Nó giúp chúng ta mở mang trí huệ, khai phát tinh thần…”
(Thiền và Ngộ, trang 1, nxb. Sở tại Đài Bắc 1980)
V. Lợi ích tâm lý của thiền
25 Nếu bạn là người bận rộn, thiền định có thể giúp bạn buông bỏ căng thẳng và tìm đến sự thư thả.
26 Nếu bạn là một người lo âu, thiền định có thể làm bạn bình tĩnh và tìm đến tâm an bình.
27 Nếu bạn là một người có vô tận những vấn đề, thiền định có thể giúp bạn phát triển lòng can đảm và nghị lực để đối mặt và khắc phục chúng.
28 Nếu bạn thiếu tự tin, thiền định có thể giúp bạn thu được tự tin vốn là bí quyết thành công trong đời sống.
29 Nếu bạn có tâm lo sợ, thiền định có thể giúp bạn thấu hiểu thực chất của những vấn đề khiến bạn hoảng loạn – lúc đó bạn có thể khắc phục tâm lo sợ.
30 Nếu bạn luôn luôn bất mãn với mọi sự và không có gì trong đời sống làm bạn thỏa mãn – thiền định có thể cho bạn cơ hội để phát triển và duy trì sự hài lòng với chính mình.
31 Nếu bạn hoài nghi và không quan tâm đến cách sống đạo lý, thiền định có thể giúp bạn vượt qua thái độ hoài nghi và thấy vài giá trị thực tiễn trong hướng dẫn đạo pháp.
32 Nếu bạn thất bại và khổ sở do thiếu hiểu biết về tình trạng bấp bênh của đời sống và thế giới, thiền định có thể thực sự hướng dẫn và giúp bạn hiểu biết tính phù du của các pháp thế  gian.
33 Nếu bạn là người giàu, thiền định có thể giúp bạn nhận chân bản chất sang trọng cao cả của bạn và cách sử dụng nó không những vì chính hạnh phúc của bạn mà còn vì hạnh phúc tha nhân.
34 Nếu bạn là người nghèo, thiền định có thể giúp bạn phát triển sự tri túc và không dung dưỡng lòng ganh tỵ với những người có nhiều hơn bạn.
35 Nếu bạn là một thanh niên ở bước ngoặc của cuộc đời, và bạn không biết rẽ về đâu, thiền định có thể giúp bạntìm thấy chánh đạo để đi đến mục đích đã chọn được.
36 Nếu bạn là một người đứng tuổi, chán ngán cuộc sống, thiền định có thể mang lại cho bạn sự hiểu biết cuộc sống sâu sắc hơn; sự hiểu biết này lần lượt sẽ làm vơi đi những nỗi đau của bạn và gia tăng niềm vui sống.
37 Nếu bạn nóng tánh, bạn có thể phát triển sức mạnh để khắc phục nhược điểm của tánh nóng nảy, thù hận để trở thành người điềm tĩnh hơn.
38 Nếu bạn ganh tỵ, bạn có thể hiểu rằng những thái độ tinh thần tiêu cực không bao giờ đóng góp bất cứ điều gì cho lợi ích của bạn.
39 Nếu bạn không thể giảm tham ái đối với các dục lạc, bạn có thể học cách trở thành người làm chủ những dục lạc của bạn.
40 Nếu bạn nghiện rượu hoặc ma túy, bạn có thể khắc phục thói quen nguy hiểm đã từng làm cho bạn nô lệ.
41 Nếu bạn là người hẹp hòi, bạn có thể phát triển cái trí sáng suốt, nó sẽ mang lại lợi ích cho bạn, bằng hữu và gia đình của bạn và tránh cái hiểu lầm lạc.
42 Nếu những cảm xúc tác động mạnh mẽ nơi bạn, chúng sẽ không có cơ hội để làm cho bạn lầm đường lạc nẻo.
43 Nếu bạn khổ sở từ những hỗn loạn như những chứng suy nhược thần kinh và xáo trộn tinh thần, thiền định có thể làm khơi dậy những năng lực tích cực trong thân tâm bạn để phục hồi sức  khỏe, đặc biệt nếu chúng thuộc những vấn đề thần kinh.
44 Nếu bạn là người nhu nhược hoặc là người duy trì tính phức cảm tự ty, thiền định có thể củng cố nội tâm bạn để phát triển lòng can đảm và khắc phục sự nhu nhược.
45 Nếu bạn là người sáng suốt, thiền định sẽ hướng dẫn bạn đến trí tuệ cao siêu. Lúc đó bạn sẽ thấy chân tướng của các pháp, và không còn thấy theo vẻ ngoài nữa.