Một hành giả thực tập ở Thiền
viện và được hỏi, trong khi sinh hoạt hằng ngày có thấy tâm phiền não không ? Vị
này luôn luôn trả lời “không” Sau một thời gian hành thiền, dần dà khám phá tâm
mình phiền não quá, quá nhiều và quá vi tế, nên bạch với thiền sư :”Thật là xấu
hổ cho tôi, khi thưa với thầy là tâm tôi không phiền não !”.
Chúng ta phải nhìn thẳng, để
thấy sự thật về tâm mình, thay vì nghĩ rằng tâm mình như vầy như vầy. Cái đó là
xét đoán, chứ không phải thấy sự thật.
Nếu bắt đầu thấy được bản chất của tâm
si, quí vị sẽ thấy tồi tệ hơn, luôn luôn có mặt. Khi thấy tâm mình không tham
hay sân, tưởng rằng tâm không phiền não. Trong thực tế, tâm si đang nằm đó, và
nó là tên sát nhân vô hình và vô cùng lợi hại[1].
Như trường hợp thiền sinh này, vì tâm si che án, nên bạo dạn tuyên bố rằng
:”Tâm tôi không phiền não”. Phiền não có đó, nhưng quá vi tế không thấy được.
Khi nói không có phiền não là nói với tâm si.
Hỏi: Phiền não nhiều quá,
không biết làm sao ngăn lại ?
Đáp: Nếu quí vị đã thấy được
ít nhiều phiền não, hãy ghi nhận, tự biết lấy, rồi cố gắng tu niệm, để xem coi
còn bao nhiêu phiền não mà tôi chưa nhận ra. Đừng bằng lòng với những gì mình
biết, nổ lực để hiểu thêm, để khám phá còn bao nhiêu phiền não nữa mình chưa biết.
Khi tâm mình yên và có sự
quan sát tâm đều đặn, mình sẽ nhận ra tâm dính mắt, dù đó là khi mình ngồi hay
sinh hoạt hằng ngày.
Nếu dính mắc quá nhanh và vi
tế, chỉ ghi nhận sanh lên và diệt.
* Hột vịt : Một thiền sinh đến
tu ở Thiền viện, lúc vô nhà bàn thấy trứng vịt, chưa ăn mà nước miếng chảy đầy
miệng, và tính sẽ lấy 2 hột. Khi đến gần thau trứng vịt, chỉ lấy 1 hột đem về
bàn chưa ăn, ăn cơm với đồ ăn khác và coi tâm. Tâm thúc hối, háo hức đòi ăn,
nhìn tâm rồi tiếp tục ăn phần cơm cho đến hết. Khi đã ăn hết cơm và các món ăn
khác, tâm háo hức giảm bớt, lúc bấy giờ ăn hột vịt với tâm quân bình.
Muốn được tâm mạnh như hành
giả này, mình phải tập. Khi phiền não sanh lên, mình chìu theo nó nên tâm yếu.
Khi tâm quân bình rồi, hành giả nên quan sát, để khám phá thêm tâm, nó thích
cái gì nơi món ăn ? do mùi, vị, màu sắc hay thứ khác ?.
Tìm
kiếm để biết tại sao phiền não sanh khởi
Hỏi: Khi tâm sân sanh khởi,
tôi có tìm xem để hiểu tại sao nó sanh khởi ?
Đáp: Thiền tập không phải là
tìm kiếm một cái gì, mà quan sát để thấy những gì , thật sự đang xảy ra. Nhờ sự
quan sát liên tục, trí tuệ phát sanh, hành giả hiểu mối tương quan nhân quả, và
hiểu rõ tại sao phiền não sanh khởi. Hành giả phải duy trì hay biết để thấy
nguyên diễn trình những gì đang xảy ra.
Khi hành giả thấy phiền não
sanh khởi, cứ việc quan sát phiền não, sẽ hiểu tại sao nó tới. Ví dụ : Muốn bắt
con thú trốn trong hang (lòi đuôi ra ngoài). Kéo đuôi từ từ , cả đầu mình sẽ xuất
hiện.
Quan sát là hay biết, hiểu
biết là trí tuệ (Nhìn và Thấy). Khi người ta nói gì, mà mình nổi sân hay bực với
những lời họ nói, phiền não cấp 1. Nổi giận, mình trả lời, phiền não cấp 2. Cầm
cây đánh người ta, phiền não cấp 3. Cường
độ phiền não tăng từ từ, do tác ý bị sân thúc đẩy càng lúc càng mạnh. Nếu có
người khi bị chọc giận, họ không nói, không làm mà cũng không suy nghĩ (bằng
cách hay biết về những suy nghĩ bực tức này). Nếu mình suy nghĩ về những gì người
ta nói, mình nuôi tâm sân trong lòng. Phải đợi cho đến lúc nào hết sân, hãy nói
hay làm !.
Nhớ
lại chuyện phiền não
Hỏi: Hồi tưởng lại những
chuyện phiền não trong quá khứ, tâm phân tách để rút ra những bài học cho tương
lai. Như thế được không ?
Đáp: Hành giả phải quan sát
những phiền não sanh khởi, do sự nhớ tưởng những chuyện quá khứ. Cho dù hành giả
có sự suy nghĩ rằng :”nếu câu chuyện xảy ra bây giờ, mình cũng không phản ứng dữ
dội như vậy” thì đó cũng chỉ là sự phân tích, chứ không phải hay biết, nếu phiền
não sanh khởi do sự tưởng nhớ, hành giả phải hay biết về trạng thái tâm này,
hay hành giả ghi nhận, tâm mình đang suy nghĩ chuyện quá khứ. Khi nào mình niệm,
hay biết tâm đang sinh hoạt như thế nào ? (đang làm gì : suy nghĩ, phản ứng, tưởng
tượng) là chúng ta sống trong hiện tại.