Saturday, October 31, 2015

Sự Chuyển Hóa Oai Nghi và Phong Cách Cư Xử

Đức Phật dạy rằng quán tưởng thứ ba sẽ phải được thực hiện bởi các Tỷ-kheo như sau:
Là Tỷ-kheo, tôi phải có oai nghi và cách cư xử phù hợp với một bậc xuất gia”. Các Tỷ-kheo phải luôn quán tưởng như thế.

Bất cứ ai đã trở thành Tỷ-kheo thì phải luôn cư xử đúng đắn phù hợp, nó được nói trong chú giải Tăng Chi Bộ Kinh, q3, tr313. Nói chung, cách đi đứng của vị Tỷ-kheohoàn toàn khác với người thế tục. Thông thường, trong phong cách thoải mái của người thế gian, ngay cả bước chân đôi khi cũng có vẻ nghênh ngang và ngã mạn. Họ còn mang nhiều kiểu tóc đa dạng được nhuộm bằng nhiều màu, trang điểm với đồ trang sức. Từ khi trở thành một bậc xuất gia, vị ấy phải luôn giữ gìn oai nghi nghiêm túc.

Vậy phải đi, đứng như thế nào mới đúng cách?
Một người Tỷ-kheo phải biết oai nghi đi đứng với lục căn thanh tịnh, tâm an lành, mắt nhìn ra phía trước chỉ vài sải chân, bước đều đặn, không quá chậm, cũng không quá nhanh, giống như “chiếc xe bò chở nước đi trên con đường gập ghềnh” nói trong chú giải của Tăng Chi Kinh, q3, tr313
Một Tỷ-kheo, khi đi lại, phải giữ gìn lục căn an tịnh và thăng bằng. Tâm phải luôn giữở trạng thái an tịnh bằng cách thực hành thiền Chỉ hoặc thiền Quán như là một trong những thói quen. Làm thế sẽ khiến cho tâm vị ấy luôn an tịnh. Lục căn vị ấy cũng trở nên an tĩnh.

Một chiếc xe bò chở nước đi trên con đường gập ghềnh không nên đi quá nhanh để tránh nước bên trong đổ ra ngoài. Tương tự vậy, một Tỷ-kheo phải sải những bướcchân đều đặn.
Lợi ích
Evaṃ Paccavekkhato Hi Iriyāpatho sāruppo Hoti.”
Chú giải Tăng Chi bộ kinh, q3, tr313.
Lời dịch: Bằng cách thực hành đúng đắn giới hạnh này, lục căn của vị Tỷ-kheo sẽ trở nên thanh thản và an bình.
Tisso Sikkhā Paripūrenti.

Chú giải Tăng Chi bộ kinh, q3, tr313.
Lời dịch: Làm như thế sẽ giúp cho sự thực hành tam học Giới, Định, Tuệ. Tại sao vậy?
Lý do thật rõ ràng.

Một vị Tỷ-kheo nỗ lực thực hành tâm linh sẽ không bao giờ có hành động cẩu thả, bất cẩn. Không giống như người khác, vị ấy liên tục giữ chánh niệm tỉnh giác trong mọi hoạt động của vị ấy. Mỗi một bước chân đều là thời khắc thực hành thiền Chỉ hoặc thiền Quán tùy theo sự chọn lựa của vị ấy. Do vậy, mỗi giây phút thực hành của vị ấy sẽ bằng với thời gian thực hiện tam học Giới, Định, Tuệ.

Câu chuyện về Đại đức Mahā Tissa, một hành giả tinh tấn
Đây là một ví dụ đáng lưu ý về Đại đức Mahā Tisssa người đã sống trên một ngọn núi tên là Cetiya. Vào một ngày nọ, trong khi đang trên đường đi bát, vị ấy nghe tiếng cườirúc rích của một người phụ nữ. Vị ấy liền lấy răng của cô ta làm đề mục thiền bộxương (aṭṭhi kamaṭṭhāna) và tiếp tục đi bát trên con đường dẫn vào thành phố cổ Anurudhā của Sri Lanka. Oai nghi của vị ấy rất an tịnh vì tâm vị ấy bám vào đề mục thiền bộ xương. Và lần nữa, ở trong thành phố, vị ấy lại nghe tiếng cười lớn của mộtngười phụ nữ. Lấy răng cô ta làm đối tượng thiền, vị ấy tiếp tục hành thiền. Tức thì ngay lúc đó, toàn bộ hình dáng của người phụ nữ biến thành bộ xương dưới mắt nhìn của vị Tỳ-kheo.

Tại sao vị ấy lại thực hành thành công đề mục thiền bộ xương?
Bởi, vào lúc nghe tiếng cười của người phụ nữ đó, vị ấy có thể ngay tức khắc lấy lại định tâm hành thiền bộ xương bằng cách lấy răng của cô ta để làm đề mục thiền. Hơn nữa, vị ấy tiến hành thực hành đề mục bộ xương cả bên trong (trong chính bản thân vị ấy) lẫn bên ngoài (hình dáng người phụ nữ ấy). Dựa vào sự hành thiền này, vị Tỷ-kheo đã thành tựu một mức định tâm vững chắc của sơ thiền.

Dựa vào sơ thiền, vị ấy thực hành thiền minh sát bằng cách quán xét tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã của Danh Sắc cùng với nhân và quả Danh Sắc. Vì những lý do này, vị Thánh Tăng đã tích cực theo đuổi việc thực hành thiền định, đã có thể tập trung vào khía cạnh bất tịnh của bộ xương và thành tựu quả vị A-la-hán bằng cách tiếp tục thực hành thiền Minh sát dựa trên nền tảng sơ thiền.

Vì thế, trong mỗi bước chân, vị ấy liên tục thực hành Tam học Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā). Ở đây, người ta có thể cho rằng vị ấy đã chứng đắc Đạo Quả chỉ trong nháy mắt. Nhưng sự thực, vị Đại đức Tỷ-kheo này đã thực hành thiền Vipassanā suốt cả đời nhưng chưa đắc được Đạo - Quả và Niết-bàn. Vị ấy phải đợi đến khi Tuệ minh sát chín muồi sẵn sàng cho việc chứng đắc Niết-bàn. Khi Tuệ minh sát đã hoàn toàn chín mùi, giây phút mà vị ấy hành thiền minh sát bằng cách quán xét tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã của tất cả các pháp hữu vi của thân và tâm, vị ấy có thể dễ dàng chứng đắc Đạo (Magga), Quả (Phala) và Niết-bàn (Nibbāna).

Tại sao vậy? Bởi, vị ấy thực hành thiền Vipassanā bằng cách tập trung quán sát Tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã của các hành mà nó được hiểu như Khổ đế và Tập đếtừ rất lâu. Để có thể bổ sung cho việc thực hành Tam vô lậu Học, Đức Phật đã dạy phải Quán tưởng về sự thay đổi tướng mạo và oai nghi của vị Tỷ-kheo.


Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayādaw
Trung Tâm Thiền Pa-Auk Tawya, Mawlamyine.
Phật lịch 2547
Myanmar, Năm 1365, Rằm Tháng Taw-da-lin
Ngày 10/9/2003