.
Thí dụ tịnh khấu vì họ muốn thử trắc nghiệm xem tâm lực của mình đến đâu, mình có thể giữ im lặng để không bị phóng dật qua cái ngôn ngữ và tập chú vào đề mục lâu hay không? v.v.. nên họ phát tâm nguyện, “ Trong bảy ngày này hay trong suốt ngày hôm ta sẽ không nói chuyện”, đó là sự luyện tập tư tưởng. Nhưng dần dà về sau các đệ tử của các vị trưởng lão này hay những người khác biết được hạnh tu của các vị đó như thế, họ bắt đầu tập theo. Cái tập theo này không phải nhằm mục đích rèn luyện tâm, mà tịnh khẩu như vậy rất có thể là để biểu hiện cho người khác thấy rằng mình có hạnh tu cao v..v..Trong trường hợp này lại rơi vào tà hợp một khác chứ không phải là một việc tốt đẹp. Hơn nữa đức Phật ngài không dạy chúng ta phải im lặng.
Đức Phật Ngài dạy trong Pháp cú kinh,
“ Im lặng như ngu si, đâu gọi là ẩn sĩ”
Ẩn sĩ ở đây đựơc gọi là trí tuệ. Sự im lặng như thế nào mới là bậc ẩn sĩ , bậc. Đó là sự im lặng trú trong chánh niệm trong tỉnh giác, hướng tâm đến một mục đích sáng suốt, mục đích giải thoát nhằm đoạn trừ tham sân si. Như vậy sự im lặng đó mới có giá trị. Còn im lặng chỉ là hình thức bên ngoài thì sự im lặng đó không thể hiện trí tuệ, không thể hiện đức hạnh của một ẩn sĩ .
.
Trong cả hai việc, một là sự tịnh khẩu ú ớ không nói gì cả, ai hỏi gì thì chỉ ra dấu hoặc viết trên giấy thôi, hình ảnh đó trông thật buồn cười, do đó hành giả không áp dụng được.