Friday, October 16, 2015

SƠ LƯỢC VỀ THIỀN SAMATHA & VIPASSANA TẠI TRƯỜNG THIỀN PA-AUK

 Samatha (thiền chỉ) và Vipassanā (thiền minh sát) là các phương pháp thiền được giới thiệu trong hệ thống giáo lý Pali, do Đức Phật và những tôn giả của Ngài truyền lại qua các kinh điển và đã được giải thích chi tiết bởi Tỳ Khưu Buddhaghosa trong “Con đường tịnh hóa” (Thanh Tịnh Đạo; Visuddhi Magga).

Samatha hay Samatha Bhāvanā là phương pháp thiền tĩnh lặng (an chỉ) để phát triển chánh định (Sammà Samàdhi) nhằm đạt được nhất tâm gọi là Định (Samàdhi).

Vipassana hay Vipassanā Bhāvanā là phương pháp “thiền minh sát” để phát triển Tuệ (Paññā) nhằm đoạn các triền cái và bước lên đạo lộ cao quý dẫn dắt tới miền an lạc gọi là Niết Bàn (Nibbāna).

Đức Phật luôn luôn khuyên đệ tử của Ngài thực tập tuần tự từng bước để thành tựu 3 giáo huấn: Giới (Sīla), Định (Samādhi), Tuệ (Paññā).
Đây là  tiến trình đưa tới chỗ cứu cánh – giải thoát khỏi khổ não và uế trược – để thành tựu Niết Bàn.

Cho nên trước khi thực hành thiền, chúng ta cần phải giữ giới. Sau khi đã thành tựu thực hành về giới, chúng ta có thể chuyển tiếp hành thiền Samatha để đạt được Định (Samādhi) và kế đó là thực hành  Minh Sát Tuệ (Vipassanā). Với cách thức này chúng ta thực hành trọn vẹn 3 giáo huấn: Giới (Sīla), Định (Samādhi), Tuệ (Paññā). Lần lượt, đề mục này nối tiếp đề mục kia.

Không làm điều tà hạnh,
Thiện xảo của pháp hành,
Thanh lọc tự bản tâm;
Lời dạy của bậc Giác. (Dhm. 183)

“Không làm điều tà hạnh” có nghĩa phải  giữ giới luật, chính là mong để tránh được các hành động bất thiện. Nếu thực hành được như vậy sẽ làm đoạn đi sự luyến ái, đó là phẩm hạnh của giới.
“Thiện xảo của pháp hành” có nghĩa chúng ta phải thực hành thiền định trọn vẹn. Đây là bước thứ hai để dẫn tới chánh định, nó cho phép chúng ta thành tựu những năng lực siêu nhiên và làm nền tảng vững chắc cho việc thực hành nội quán.
“Thanh lọc tự bản tâm” có nghĩa việc thực hành làm cho nội tại cải hóa để đạt được tâm thanh tịnh. Khi đó sẽ không bị tác động bởi những việc làm cho dễ chịu hoặc khó chịu.

Cũng như một phiến đá
Gió không thể chuyển lay
Thiện trí không mảy may
Dù lời khen, lời trách. (Dhm. 81)

Có thể cho rằng tiến trình thực hành thực hành 3 sự giáo huấn (Giới, Định, Tuệ) giống việc xem mình là một lưỡi gươm trí tuệ đang được mài trên phiến đá chánh định được đặt trên nền giới luật. Khi lưỡi gươm trở nên bén nhọn, nó có thể cắt đứt sự uế trược tận gốc ngọn. Trong kinh “Tứ Niệm Xứ” (Majjhānaima Nikaya Satipaṭṭhāna SuttaDīgha Nikāya-Mahāsatipaṭṭhāna Sutta), Đức Phật dạy rằng: “Đây là con đường trực tiếp để tịnh hóa tâm chúng sinh, để vượt qua sầu muộn và bi ai, để xóa tan nỗi đau và phiền não, để thành tựu chánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là con đường Bốn Niệm Xứ.”

Như sau:
The Mindfulness of Body (Kāyānupassanāsatipaṭṭhāna)
The Mindfulness of Feelings (Vedanānupassanāsatipaṭṭhāna)
The Mindfulness of Mind (Cittānupassanāsatipaṭṭhāna)
The Mindfulness of Mental phenomena (Dhammānupassanāsatipaṭṭhāna)
Chánh niệm Thân (Kāyānupassanāsatipaṭṭhāna)
Chánh niệm Thọ (Vedanānupassanāsatipaṭṭhāna)
Chánh niệm Tâm (Cittānupassanāsatipaṭṭhāna)
Chánh niệm Pháp (Dhammānupassanāsatipaṭṭhāna)

A. Thiền Samatha
(SAMATHA BHĀVANĀ):
I.          NIMITTA VÀ 4 LOẠI THIỀN HỮU SẮC (RŪPA JHĀNA)
Có 40 đề mục thiền Samatha. Trong đó 30 đề mục dẫn tới “an định” và 10 đề mục dẫn tới “cận định” như sau:
10 đề mục hình tròn (Kasina)
10 đề mục kinh tởm (Asubha)
10 đề mục tùy niệm (Anussati)
4 đề mục phạm trú (Brahma Vihāra)
4 đề mục thiền vô sắc (Arūpa Jhāna)
1 đề mục tưởng vật thực bất tịnh (Āhāre-patikūla-saññā)
1 đề mục phân tích tứ đại (Catu-dhātu-vavatthāna)

Phương pháp thiền tại trường thiền Pa Auk bắt đầu từ việc chánh niệm thân hoặc từ chánh niệm hơi thở (Ānāpānasati). Nếu thiền sinh không thể bắt đầu bằng cách chánh niệm hơi thở, vị đó sẽ được hướng dẫn đề mục phân tích tứ đại. Tuy nhiên, chánh niệm hơi thở sẽ dẫn tới an chỉ định (Appanā)  còn phân tích tứ đại chỉ dẫn tới cận định (Upacāra).

Những thiền sinh bắt đầu bằng cách chánh niệm hơi thở sẽ chú tâm vào đối tượng hơi thở cho đến khi Nimitta (định tướng) xuất hiện. Nimitta bao gồm:
·                     Parikamma Nimitta: Preparatory light/sign.
·                     Uggaha Nimitta: Learning or taking up light/sign.
·                     Paṭibhāga Nimitta: Counterpart light/sign.
·                     Parikamma Nimitta: Ánh sáng (hoặc dấu hiệu) sơ tướng.
·                     Uggaha Nimitta: Ánh sáng (hoặc dấu hiệu) học tướng.
·                     Paṭibhāga Nimitta: Ánh sáng (hoặc dấu hiệu) tương ưng tướng.

Khi tâm an trụ nhiệt thành trên quang tương ưng tướng thì thiền giả dần dần diệt trừ được 5 triền cái: tham dục (Kāmacchanda), sân (Vyāpāda), hôn trầm thụy miên (Thīna-middha), phóng dật (Uddhacca-kukkucca) và hoài nghi (Vicikicchā). Khi ấy thiền giả có thể nhận ra 5 yếu tố của thiền na trên hữu phần (Bhavanga -cánh cửa tâm hay luồng hộ kiếp), bao gồm: tầm (Vitakka), tứ (Vicāra), hỷ (Pīti), lạc (Sukha), nhất tâm (Ekaggatā).  “Sau khi loại trừ được 5 triền cái, các món không hoàn thiện của tâm làm cho tuệ suy kém, hoàn toàn viễn ly các tham dục, đoạn trừ các trạng thái bất thiện. Vị ấy tiến tới và trú vào Sơ thiền, một trạng thái gồm có tầm và tứ, cùng với hỷ và lạc sinh ra từ sự viễn ly ấy.”

Rời bỏ trạng thái tầm và tứ, thiền giả sẽ nhận diện được 3 yếu tố thiền na bao gồm hỷ, lạc và nhất tâm và sẽ nhập vào Nhị thiền. “Với sự tịch bặt của tầm và tứ, vị ấy tiến tới và trú vào Nhị thiền, một trạng thái tâm tự tại và đơn lập không có tầm và tứ, với hỷ và lạc phát sinh từ trạng thái định.”

Vị ấy sẽ nhập vào tam thiền sau khi rời bỏ hỷ và nhận thức được lạc và nhất tâm. “Với lắng dần của hỉ lạc, vị ấy an trú vào xả, chánh niệm và hoàn toàn tỉnh giác, vẫn còn cảm lạc trên thân, vị ấy tiến tới và trú vào Tam thiền, với sự kiện này, thánh gỉả nói rằng: “Vị ấy có một trú xứ an lạc, xả và chánh niệm.”

Tiếp tục rời bỏ lạc, thiền giả sẽ nhập vào trạng thái Tứ thiền khi vị ấy nhận thức 2 yếu tố thiền: xả (Upekkhā) và nhất tâm trên hữu phần. “Với việc lìa bỏ an lạc và đau khổ, và với sự biến mất của hỷ và  sầu, vị ấy tiến tới và trú vào Tứ thiền. Trạng thái này không khổ cũng không lạc, đạt được thanh tĩnh của chánh niệm nhờ vào xả.”

II.         BA MƯƠI HAI PHẦN CỦA CƠ THỂ (KOṬṬHĀSA)
Tiếp đó thiền giả sẽ sử dụng ánh sáng của Tứ thiền hơi thở để thực hành 32 phần của cơ thể.

20 phần của cơ thể thuộc Địa đại (Paṭhavī):
1. Tóc (Kesā)             11. Tim (Hadaya)
2. Lông (Lomā)           12. Gan (Yakana)
3. Móng (Nakhā)       13. Màng nhầy (Kilomaka)
4. Răng (Dantā)        14. Lá lách (Pihakaṃ)
5. Da (Taco)              15. Phổi (Papphāsaṃ)
6. Thịt (Maṃsaṃ)      16. Ruột già (Antaṃ)
7. Gân (Nahāru)        17. Ruột non (Antagunaṃ)
8. Xương (Aṭṭhi)        18. Thức ăn (Udariyaṃ)
9. Tủy (Aṭṭhimijaṃ)     19. Phân (Karisaṃ)

10.  Thận (Vakkaṃ)    20. Óc (Matthalungaṃ)
12 phần cơ thể thuộc Thủy đại (Āpo):
21. Mật (Pitaṃ)                  27. Nước mắt (Assu)
22. Đờm (Semhaṃ)    28. Bã nhờn da (Vasā)
23. Mủ (Pubbo)          29. Nước dãi (Kheḷo)
24. Máu (Lohitaṃ)      30. Dịch nhầy (Siṅghanika)
25. Mồ hôi (Sedo)       31. Dịch nhờn khớp (Lasikā)
26. Mỡ (Medo)           32. Nước tiểu (Muttaṃ)

III.       BỘ XƯƠNG (AṬṬHIKOTTHĀSA)
Thiền giả có thể phát triển thiền quán thể bất tịnh (Paṭikkūla) trên 32 thành phần của cơ thể hoặc chỉ một thành phần cơ thể. Sau khi nhập vào trạng thái Tứ thiền hơi thở, lúc ánh sáng trở nên rất sáng rõ, thiền giả vượt trội lên từ Tứ thiền và dùng ánh sáng đó để nhận thức 32 thành phần cơ thể, bên ngoài lẫn bên trong. Sau đó thiền giả nhận thức bộ xương của chính mình cho thới khi bộ xương xuất hiện một cách rõ ràng. Ngay khi ấy, thiền giả lấy sự ghê tởm bộ xương ấy làm đề mục của thiền và luôn tâm niệm lặp đi lặp lại: “Ghê tởm, ghê tởm.. hoặc Paṭikkūla, Paṭikkūla…” cho tới khi sự tự nhiên của trạng thái bất tịnh của bộ xương xuất hiện.  Thiền giả có thể thành tựu trạng thái Sơ định về quán niệm bộ xương và ý thức rõ 5 yếu tố thiền định trên hữu phần.

IV. THIỀN KASINA – HÌNH TRÒN
Sau đó thiền giả sử dụng ánh sáng của Tứ thiền hơi thở để lấy ra màu trắng từ bộ xương của mình để làm đối tượng thiền quán Kasina cho đến khi thành tựu Tứ thiền về Kasina. Sau đó hành giả tiếp tục thực hành các Kasina còn lại.
1.   Kasina trắng (Odāta)
2.   Kasina đen hoặc nâu (Nīla)
3.   Kasina vàng (Pīta)
4.   Kasina đỏ (Lohita)
5.   Kasina đất (Paṭhavī)
6.   Kasina nước (Āpo)
7.   Kasina lửa (Tejo)
8.   Kasina gió (Vāyo)
9.   Kasina hư không (Ākāsa
10. Kasina ánh sáng (Āloka)

V. BỐN THIỀN VÔ SẮC  (ARUPPA JHĀNA)
Từ Kasina đất, thiền giả sùng ánh sáng của Tứ thiền hữu sắc để thực hành bốn thiền hữu sắc sau đây:
1.   Không vô biên xứ (Ākāsanañcāyatana)
2.   Thức vô biên xứ (Viññānañcāyatana)
3.   Vô sở hữu xứ (Ākiñcaññāyatana)
4.   Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññā-nāsaññāyatana)

VI.       BỐN PHẠM TRÚ (CATTĀRO BRAHMAVIHĀRA)
Thiền giả sử dụng ánh sáng của Tứ thiền hữu sắc để phát triển Kasina trắng và tiếp tục thực hành thiền bốn Phạm trú
1.   Thiền tâm từ (Mettā Bhāvanā) [1st Jhāna, 2nd Jhāna, 3rd Jhāna]
2.   Thiền tâm bi (Karunā Bhāvanā) [1st Jhāna, 2nd Jhāna, 3rd Jhāna]
3.   Thiền tâm hỷ (Muditā Bhāvanā) [1st Jhāna, 2nd Jhāna, 3rd Jhāna]
4.   Thiền tâm xả (Upekkhā Bhāvanā) [1st Jhāna, 2nd Jhāna, 3rd Jhāna, 4th Jhāna ]

VII.      THIỀN BẢO HỘ (CATURĀRAKKHA BHĀVANĀ)
1.   Thiền tâm từ (Mettā Bhāvanā): Thiền giả thực hành rải tâm từ đến 12 loại chúng sanh trong mười hướng:
5 nhóm bất định danh
1) Tất cả chúng sanh      (Sabbe Sattā)
2) Tất cả chúng sanh có hơi thở   (Sabbe Pāṭā)
3) Tất cả sinh vật     (Sabbe Bh³tā)
4) Tất cả con người       (Sabbe Puggalā)
5) Tất cả cá nhân      (Sabbe attabhāvapariyāpannā)

Và 7 nhóm định danh
6) Tất cả phụ nữ   (Sabbā Itthiyo)
7) Tất cả đàn ông     (Sabbe Purisā)
8) Tất cả thánh nhân     (Sabbe Ariyā)
9) Tất cả phàm nhân    (Sabbe Anariyā)
10) Tất cả chư thiên  (Sabbe Devā)
11) Tất cả nhân loại    (Sabbe Manussā)
12) Tất cả chúng sanh trong cảnh giới thấp hơn  (Sabbe Vinipātikā)

2.   Niệm ân Đức Phật (Buddhānussati): Đề mục này niệm một trong 9 phẩm chất của Đức Phật, gồm: ArahantSamma SambuddhoVijja-Caran.a SampannoSugatoLokaviduAnnutaro Purisadamma SarathiSattha Deva ManussanamBuddhoBhagava’ti.

Trong khi thực hành, thiền giả chọn một trong 9 phẩm chất trên để làm đề tài của mình. Chẳng hạn, ân đức Arhant (A La Hán) – thiền giả ghi nhớ 5 định nghĩa sau của một Arhant trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga):
a.   Ngài đã hoàn toàn tận diệt, không chút dư sót, mọi uế trược và các lề thói, nhờ vào đó tự Ngài đã viễn ly chúng.

b.   Ngài đã chặt đứt tất cả uế trược với lưỡi gươm A La Hán Đạo.
c.   Ngài đã bẻ gãy và phá hủy những chiếc căm của bánh xe duyên khởi, bắt đầu bằng sự vô minh và tham dục.
d.   Giới, Định, Tuệ của Ngài là vô thượng, Ngài là được hàng phạm thiên, trời, người dành cho sự tôn kính tối thượng.
e.   Ngài chẳng làm điều tà hạnh về thân, khẩu, ý, dù là nơi biệt lập và không ai thấy.
Thiền giả có thể chọn bất kỳ một định nghĩa nào của Arhant mà mình thích để làm đề tài hành thiền và luôn trì niệm “Araham, Araham…” Thiền giả có thể chọn bất kỳ phẩm chất nào của Đức Phật để thực hành. Tuy nhiên, đề mục niệm ân Đức Phật chỉ đưa thiền giả tới cận định  (Upacāra Samādhi).

3.   Thiền về sự ghê tởm (Asubha Bhāvanā):  Thiền giả nhớ bất kỳ xác chết nào đồng giới như mình mà thiền giả đã thấy và làm đề tài hành thiền. Thiền giả có thể vào Sơ thiền với đề mục này.

4.   Quán tưởng về sự chết (Maranānussati):
Cũng dùng đối tượng xác chết đồng giới mà thiền giả từng thấy và quán tưởng rằng “xác này của tôi cũng như vậy. Sự thật là thân này sẽ chết giống như vậy. Thân này không thể tránh được cái chết.”  Và trong sự phấn khích thiền giả đạt được cận định.
Thiền bảo hộ giúp thiền giả “diệt trừ tham ái khi thực hành thiền sự ghê tởm, diệt trừ sân hận khi thực hành thiền rải tâm từ và diệt trừ phóng tâm khi thực hành thiền chánh niệm hơi thở (ānāpānasati).”
2. Thiền niệm ân Đức Phật là vũ khí phòng vệ khi thiền giả mất tín tâm hành thiền và tâm bị biếng nhác.

Lợi ích của thiền Samatha:
·                     Samatha là nền tảng vững chắc cho việc hành thiền Vipassanā.
·                     Trong khi thực hành Vipassanā, đôi khi thiền giả cảm thấy mệt mỏi. Và Jhāna là trạng thái để thiền giả nghỉ ngơi và sau đó lại tiếp tục thực hành Vipassanā.
·                     Khi thực hành 4 loại thiền hữu sắc và 4 loại thiền vô sắc và thiền Kasina, thiền giả có thể tiếp tục thực hành sức mạnh siêu thế (thần thông) (Abhiññā).
·                     Tám thành tựu của 4 loại thiền hữu sắc và 4 loại thiền vô sắc giúp thiền giả nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định (Nirodha Samāpatti).
Tới đây thiền giả hoàn thành Tịnh Hóa Tâm và có thể tiếp tục thực hành thiền minh sát.

Bản tiếng Anh: TN Liên Tường (At Phật Huệ Pagoda, 31-8-2008) 
Việt dịch: Tống Phước Khải