Monday, October 5, 2015

Dính Mắc - Attachment

 by Ajahn Brahmavamso 
Nguyễn Văn Hòa chuyển ngữ

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASSA

Có lẽ từ ngữ bị hiểu lầm nhiều nhất trong giới Phật tử Tây phương đó là chữ "Attachment" và được dịch là "dính mắc." Có rất nhiều người đã mang ý nghỉ trong đầu rằng họ không nên dính mắc vào bất cứ điều gì. Vì vậy có rất nhiều chuyện đáng cười như là người ta hỏi tại sao trong nhà của Phật tử lại có bụi bẩn ở các góc nhà- Là bởi vì người ta không cho phép dính mắc ngay cả máy hút bụi của họ cũng không bị dính mắc. Một số Phật tử hiểu lầm bình phẩm những người sống một đời sống đạo đức là đã dính mắc vào những giới luật của họ và do vậy họ ca ngợi hành động buông thả như một dấu hiệu của trí tuệ sâu sắc. 

Những người khác trong giới Phật giáo truyền thống đã tạo ra nỗi sợ hãi của thiền định sâu sắc bởi một ý nghĩ không chính xác nói rằng bạn sẽ chỉ biết bám víu vào các tầng thiền (Jhanas). Tất cả đều đi quá xa. Có lẽ điểm cao của thông tin sai lạc quá đáng đã được ông Rajneesh tuyên bố "Tôi rất vô tư, tôi không còn dính mắc vào cả cái vô tư của tôi" và viện vào đó mà chối bỏ tất cả những điều thái quá của ông ta.

Trong Phạn ngữ chữ UPADANA có nghĩa là "THỦ". Nó thường được sử dụng cho thấy là một "nhiên liệu", mà duy trì một quá trình, như một ngọn đèn dầu trong khi các nhiên liệu / upadana cho ngọn lửa. Nó có liên quan đến tham ái (tanha). Ví dụ, sự thèm muốn cho sự có ly cà phê ngon, Upadana (thủ) là muốn cầm ly cà phê. Ngay cả lúc bạn nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng đặt tách cà phê xuống, mặc dù bàn tay của bạn không dính chặt vào cái tách cafe, nó vẫn là Upadana (thủ). Bạn đã cầm tách cà phê lên. Bạn đã chấp thủ.

Thật may mắn, không phải tất cả Upadana đều sai trái trong Phật giáo. Đức Phật chỉ quy định bốn nhóm Upadana: “tiếp nhận” năm giác quan, “tiếp nhận” tà niệm, “tiếp nhận” ý tưởng rằng giải thoát có thể thực hiện được đơn giản xuyên qua nghi thức tế lễ và cầu khẩn, và “tiếp nhận” quan điểm của tự ngã. Có rất nhiều điều khác mà mình có thể 'tiếp nhận' hoặc nắm giữ, những điểm chính là chỉ có bốn nhóm này đưa đến tái sanh, chỉ có bốn nhóm này là nhiên liệu cho sự hiện diện trong tương lai và là nhiên liệu cho sự đau khổ nhiều hơn nữa, chỉ có bốn nhóm này là cần phải tránh.

Vì vậy trong việc tu tập lòng từ bi, lấy sự hành trì của năm giới hoặc những giới cao hơn của tăng ni, và lấy sự hành trì về thiền định - đây không phải là không đúng với Phật giáo và thật là tiểu xảo để ngăn chặn việc hành trì này bằng cách gọi đó là"tham luyến hay là chấp thủ." Trên thực tế, giữ năm giới là, buông bỏ sự ham muốn thế tục như tham sân si. Hành trì lòng từ bi là sự buông bỏ tánh tự ngã và thực hành thiền định là buông bỏ quá khứ, tương lai, suy tư và những phiền não khác. Thành quả của thiền không có gì hơn là cho buông bỏ cảnh giới của năm giác quan để tiến vào cảnh giới của tâm. Niết bàn là cảnh giới của một lần buông bỏ tất cả sự hận thù, tham lam và si mê, buông bỏ cả những hạt giống của tái sinh. Nhập Niết Bàn là sự buông bỏ cuối cùng của thân và tâm (Ngũ uẩn). Thật là sai lầm khi cho rằng bất kỳ các giai đoạn buông xả nào cũng đều giống như sự chấp thủ.

Đường đạo cũng giống như một chiếc thang. Người ta bước lên bậc thang phía trên và nhắc chân ra khỏi bậc thang bên dưới để bước lên trên cao. Ngay sau đó, bậc thang vừa bước lên là một bậc thang mà bây giờ người ta đang đứng trên đó. Bây giờ là lúc phải rời khỏi bậc thang đó khi người ta bước lên một bậc thang cao hơn để nâng cao mình lên hơn nữa. Nếu một người không bao giờ hiểu thấu bất cứ điều gì, người đó sẽ giữ mãi trong tinh thần ngu ngốc.

Đối với những người không có trí tuệ, buông xã thường có thể xuất hiện dưới dạng chấp thủ. Ví dụ một con chim trên cành cây vào buổi tối có vẽ như đang bám chặt vào cành cây, nhưng thực sự nó đã buông xã và say trong giấc ngủ. Khi con chim buông xả và các bắp thịt xung quanh móng vuốt của nó bắt đầu thư giãn, những móng vuốt này bám sát vào nhánh cây. Càng thư giãn, các móng vuốt càng thắt chặt. Đó là lý do tại sao bạn không bao giờ nhìn thấy một con chim rơi xuống khỏi cành cây ngay cả khi chúng đang ngủ. Nó có thể trông giống như đang bám chặt, nhưng trên thực tế là nó buông thả. Sự buông thả thường dẫn đến sự yên tĩnh, không rời khỏi vị trí bạn đang có, đó là lý do tại sao đôi khi bị nhầm lẫn với dính mắc...

Vì vậy, không nên mất lòng tin với những Phật tử có ý tốt nhưng thông tin sai lạc nên đã hoàn toàn hiểu lầm về Upadana và sự chấp thủ. Chấp thủ đối tượng thiền định của bạn và con đường dẫn đến Niết Bàn mà không sợ phạm giới. Và cũng đừng quên mua các phụ kiện cho máy hút bụi của bạn!!
~~O~~

Với phước báu mà con tạo nên hôm nay xin hồi hướng đến hương linh của mẹ là Thái Huê, cầu mong bà được thượng hưởng phước lành và chóng viên thành đạo quả.

Phật tử Thiện Pháp Nguyễn Văn Hòa và Minh Hạnh