Với lòng từ bi vô lượng,
Đức Thế Tôn đã chỉ dạy chúng sanh,
Chỉ có Bát Thánh Đạo
Mới là con đường Thánh dẫn tới an tịnh Niết-bàn
Chấm dứt mọi đau khổ
Thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi
Đó chính là Chân ngôn Tối thượng
Của Đấng Chí Tôn Chí Thánh
Chỉ có Bát Thánh Đạo
Mới là con đường Thánh dẫn tới an tịnh Niết-bàn
Chấm dứt mọi đau khổ
Thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi
Đó chính là Chân ngôn Tối thượng
Của Đấng Chí Tôn Chí Thánh
Tương Ưng Bộ, Kinh Pāli, q.1, tr.191
Cầu chúc cho quý vị có
thể thực hành theo lời dạy của Đức Phật trong Kinh Bậc Xuất Gia Thường Quán Xét
(Pabbajita Abhiṇha Sutta).
Với Tâm Từ
Với Tâm Từ
Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayādaw
Trung Tâm Thiền Pa-Auk Tawya, Mawlamyine.
Phật lịch 2547
Myanmar, Năm 1365, Rằm Tháng Taw-da-lin
Ngày 10/9/2003
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng,
Đấng Chánh Đẳng Giác
Chương 1.
Kinh Bậc Xuất Gia Thường Quán Xét
Pabbajita Abhiṇha Sutta
Kinh Bậc Xuất Gia Thường Quán Xét
Pabbajita Abhiṇha Sutta
“Này Tỷ-kheo, có mười
điều cần phải thường xuyên quán xét bởi những ai đã bước vào đời
sống xuất gia với một ý chí và mục đích diệt trừ phiền não. Trước hết, vị
xuất gia cần phải quán xét thường xuyên về trạng thái hình tướng của một vị
Tỷ-kheo như sau:
“Không còn là một cư sĩ, ta đã trở thành bậc xuất gia với hình tướng đã thay đổi khác”
Có hai sự khác biệt khi là một bậc xuất gia: thứ nhất là vẻ ngoài của vị Tỷ-kheo, thứ hai là với y phục và các vật dụng mà người Tỳ-kheo sử dụng trong đời thường.
“Không còn là một cư sĩ, ta đã trở thành bậc xuất gia với hình tướng đã thay đổi khác”
Có hai sự khác biệt khi là một bậc xuất gia: thứ nhất là vẻ ngoài của vị Tỷ-kheo, thứ hai là với y phục và các vật dụng mà người Tỳ-kheo sử dụng trong đời thường.
Sự Biến Đổi Về Thân
Ở đây, chú giải đề cập
tóm tắt về tiến trình thay đổi bề ngoài sẽ được thấy như thế nào. Thông
thường điều đó có thể dễ dàng thấy nếu ta soi gương. Vì điều đó thật không
phù hợp với Tỷ-kheo hay tu nữ nếu sử dụng gương soi, họ có thể nhận rõ sự thay
đổi của thân này qua sự lưu ý chỗ đầu tóc và râu đã được cạo sạch. Vả lại,
nhìn gần hơn nữa, trên tóc này không còn tóc của tuổi thanh xuân nữa mà giờ đây
chỉ còn lại tóc bạc. Khi nhìn vào làn da, vị ấy lại nhận ra nhiều nếp nhăn,
và nhiều vùng da bị chùng xuống là dấu hiệu của tuổi già nua. Đó là một
tiến trình biến đổi liên tục trong thân cho dù ta có cố gắng đến
đâu để duy trì tuổi trẻ và hình dáng bên ngoài. Tấm thân mà ta yêu quý và chăm
sóc nó biết bao mà nó vẫn đi ngược lại ý muốn trẻ mãi không già của
ta. Trong nhịp bước của chuyển hóa và chuyển biến, nó làm cho thân ta đi dần
đến sự tiêu hoại và cái chết. Cho dù nghiệp xấu hay tốt thì ta cũng không thể
đảo ngược tiến trình đó được. Bất lực trước sự biến đổi này, thân ta
luôn đau ốm từ lúc bắt đầu có thân này, sự lão hóa không ngừng và nhiều bức
xúc của thân diễn ra hằng ngày. Tiến trình biến đổi này cứ đi tới, đi
tới mãi và nó không để cho ai thoát cả. Những điều này phải luôn được quán xét
bởi những vị xuất gia và những ai đang đi trên con đường tiến hóa tâm linh.
Sự Khác Biệt Về Y Phục Và Các Thứ Vật Dụng
Một ngườibình thường có thể ngủ trên một chiếc giường sang trọng và ngồi trong những chiếc ghế đắt tiền đặt trong phòng đầy đủ tiện nghi. Một cư sĩ cũng có thể sử dụng đủ các loại thuốc bán sẵn ngoài thị trường chưa kể đến chất lượng hay giá trị của nó thật đa dạng. Đó là đời sống của một cư sĩ.
Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn và đổi thay quan trọng ngay khi người đó bước vào đời sống xuất gia. Tứ vật dụng của một vị sư là y phục, thực phẩm, chỗ ở và thuốc menthật đơn giản và khiêm tốn. Không có tiện nghi sang trọng cho dục vọng vô hạn vàcũng chẳng thể luôn chiều chuộng cái tôi. Một vị tăng phải sống đơn giản với tiện nghi tối thiểu để sự thu thúc lục căn và tinh thần kỷ luật có thể cùng phát triển. Vị ấy phải từ bỏ các tiện nghi và dục trần mà mình đã hưởng thụ trước đây.
Về sự mặc, vị Tỷ-kheo phải dùng các y được làm từ các mảnh vải phế thải nhỏ. Bộ y của vị Tỷ-kheo được làm từ những miếng vải bỏ không còn giá trị nữa, được cắt thành hình vuông nhỏ để làm mất giá trị của nó, rồi may lại và nhuộm bằng vỏ cây nâu trong rừng nhiệt đới như thời xa xưa. Loại y này chẳng có chút giá trị nào theo nghĩa tiền bạc khiến không một tên trộm nào muốn lấy cắp. Đó là loại y phục của vị Tỷ-kheomà không một ai muốn lấy để mặc cả.
Đối với vật thực và bữa ăn, vị Tỷ-kheo phải dùng bất kỳ món gì do người thế tục bố thícúng dường. Đặt tất cả những vật thực được cúng dường trong chiếc bát làm bằng sắt hay đất sét, vị Tỷ-kheo phải dùng thức ăn được trộn lẫn vào nhau trong bát bất kể sở thích cá nhân của mình.
Đối với vị Tỷ-kheo và đối với những ai đang đi trên con đường tiến hóa tâm linh, ăn trở thành một tiến trình duy trì thân mạng hơn là một hành động chiều chuộng bản thân. Nó phải được thực hiện trong sự tiết chế và chánh niệm tỉnh giác.
Hơn nữa, vị Tỷ-kheo phải dùng chiếc giường khiêm tốn nhất và các thứ đồ đạc chỉ vừa đủ theo nhu cầu cần thiết. Vị ấy không còn được sử dụng các loại giường, đồ đạc sang trọng. Vị ấy phải, như một qui định về sự khiêm tốn và giản dị được mô tả trong Giới Luật (Vinaya), dùng đệm mây, cỏ hoặc miếng da vuông để lót ngồi. Với mục đích trú ngụ, bóng mát của cây cối được khuyến khích dùng làm nơi nghỉ hoặc nơi hành thiền.
Đối với thuốc men, vị Tỷ-kheo phải dùng loại dược thảo chế biến tự nhiên. Tất nhiên, cũng có các ngoại lệ nhất định cho tứ vật dụng. Tuy nhiên, cách thức và lề lối mà vị Tỷ-kheo sử dụng cho tứ vật dụng như y phục, thực phẩm và chỗ ở, thuốc men đều rất khác với một cư sĩ. Sự thay đổi này là để thực hành Giới hạnh của một bậc tu hành vì vậy Đức Phật đã dạy ta phải thường xuyên quán xét sự thay đổi này.
Những bậc thiện nhân làm theo lời dạy của Đức Phật là Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Mahā Kassapa và vô số các vị đệ tử khác của Đức Phật. Hầu hết họ đều xuất thân từ những gia đình giàu sang quyền quý.