Có bốn hạng
người, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được An chỉ định (Appanā Samādhi) và nội tâm an tịnh nhưng không được Tăng thượng Tuệ Pháp quán (Adhipañña dhamma) đểcó thể liễu tri bản chất của các pháp hữu vi.
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được Tăng thượng Tuệ Pháp quán (Adhipañña dhamma) có thể liễu tri bản chất của các pháp hữu vi, nhưng lại chưa được An chỉ định (Appanā Samādhi) và nội tâm an tịnh.
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưa được An chỉ định (Appanā Samādhi) và nội tâm an tịnh, cũng chưa được Tăng thượng Tuệ Pháp quán (Adhipañña dhamma) đểcó thể liễu tri bản chất của các pháp hữu vi.
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đã được An chỉ định (Appanā Samādhi) vànội tâm an tịnh và cũng được Tăng thượng Tuệ Pháp quán (Adhipañña dhamma), có thể liễu tri bản chất của các pháp hữu vi.
Trong bốn hạng trên, hạng người thứ nhất đã được An chỉ định, cần nỗ lực tu tập để phát triển Tuệ minh sát, thì sau đó sẽ được cả An chỉ định và Tuệ minh sát.
Với hạng người thứ nhì chỉ được Tuệ minh sát thì nên nỗ lực tu tập An chỉ định, thì sau đó sẽ được cả An chỉ định và Tuệ minh sát.
Với hạng người thứ ba chưa đạt được cả An chỉ định lẫn Tuệ minh sát, thì phải nỗ lực tu tập với ước nguyện mạnh mẽ, càng nỗ lực, càng tinh tấn với sức chịu đựng bền bỉ, không lay chuyển, có chánh niệm tỉnh giác và có tuệ phân tích để được các phẩm chất đại thiện của cả An chỉ định và Tuệ minh sát.
Ví như người mà y phục và đầu của anh ta bị lửa cháy thì phải dập tắt ngay ngọn lửa tức thì. Cũng tương tự vậy, người mà nỗ lực tu tập với ước nguyện mạnh mẽ, càng nỗ lực, càng tinh tấn với sức chịu đựng bền bỉ, không lay chuyển, có chánh niệm tỉnh giác, và có tuệ phân tích để đạt được các phẩm chất đại thiện của cả An chỉ định và Tuệ minh sát.
Với hạng người thứ tư, hạng mà đã phát triển được cả An chỉ định và Tuệ minh sát, an trú trong thiện pháp này, người đó cần tinh tấn nỗ lực hơn nữa để diệt trừ bốn lậu hoặc (các tâm ô nhiễm).
Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
Trong bài thuyết giảng, Đức Phật đã đưa ra những lời chỉ dẫn sâu sát để phát triển và đạt được những phẩm chất cần thiết của một vị Tỷ-kheo. Những lời giáo huấn của Ngài cũng liên quan đến trách nhiệm và sự tinh cần tu tập của vị Tỷ-kheo, người mà đã từ bỏ đời sống thế tục để bước vào con đường Phạm hạnh.
Chúng ta hãy học một bài thuyết giảng khác của Đức Phật.
Phẩm Khúc Củi Cháy Dở (Chavalata Sutta)
“Này, Tỷ-kheo,
có bốn hạng người trên thế gian này là:
1/ Người mà không hướng đến lợi mình, lợi người.
1/ Người mà không hướng đến lợi mình, lợi người.
2/ Người mà không hướng đến lợi mình nhưng hướng đến lợi người.
3/ Người mà hướng đến lợi mình nhưng không lợi người.
4/ Người mà hướng đến lợi mình và lợi người.
“Này các Tỷ-kheo, ví như khúc gỗ được sử dụng cho buổi lễ hỏa táng, nó đã bị đốt cháy thành than ở hai bên mép, ở giữa bị dính phẩn uế, thì nó sẽ không còn được dùng làm củi đốt trong nhà hay làm vật liệu xây dựng nhà nữa. Cũng vậy, hạng người thứ nhất không hướng đến lợi ích bản thân và cũng không hướng đến lợi ích của người khác, Như Lai tuyên bố rằng: nó tương tự như khúc gỗ vô dụng kia”.
“Này các Tỷ-kheo, hạng thứ hai chỉ hướng đến lợi ích của người khác mà không hướng đến lợi ích bản thân thì vi diệu hơn, thù thắng hơn hạng người thứ nhất”.
Ghi chú: Đây là hạng người hay giúp đỡ người khác trong việc phát triển tâm linh nhưng lại không nỗ lực phấn đấu cho chính mình.
“Này các Tỷ-kheo, hạng thứ ba luôn làm lợi ích cho bản thân nhưng lại không quan tâm đến lợi ích của người khác thì vi diệu hơn, thù thắng hơn hai hạng người kia”.
Ghi chú: Hạng người này luôn nỗ lực phát triển tâm linh cho bản thân nhưng không nỗ lực giúp đỡ người khác.
“Này các Tỷ-kheo, ví như sữa, phó mát, bơ và dầu bơ, tất cả đều cùng là sản phẩm sữa lấy từ con bò, nhưng nó vẫn có sự vượt trội khác nhau trong từng cái một. Tương tự vậy, hạng thứ tư luôn hướng đến lợi ích của bản thân và cũng như hướng đến lợi ích của người khác là hạng người tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng.
Này Tỷ-kheo, cả bốn hạng trên đều hiện hữu trên thế gian này”.
Dưới ánh sáng của Giáo Pháp, chúng ta hãy tự hỏi làm thế nào để có thể làm lợi ích cho bản thân và cho người khác. Vì vậy, bài thuyết giảng này sẽ chỉ rõ cho chúng ta điều đó. Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu vào bài giảng sau đây.
Thiền Sư Pa-Auk Tawya
Sayādaw
Trung Tâm Thiền Pa-Auk
Tawya
Mawlamyine, tiểu bang
Mon, Myanmar