Thursday, October 29, 2015

Câu Chuyện về Đại Đức Ayyamitta

Ở điểm này, tôi sẽ kể về vị Tỷ-kheo nổi tiếng tên là Ayyamitta. Câu chuyện xảy ra ở một đảo thời cận đại của nước Sri Lanka. Vị đại đức Tỷ-kheo sống trong hang núi gọi là Kassaka đang miệt mài chuyên tâm hành thiền tại một khu rừng để đi đến Đạo và Quả. Hành động mẫu mực về sự trân trọng và tri ân của ngài đối với việc cúng dường thường được nhắc đến trong các Chú giải Kinh điển Pāli.

Chú giải mô tả ngắn gọn một vị Tỳ-kheo nên quán tưởng theo cách sau:
Các thí chủ cúng dường vật thực và tứ vật dụng này không phải là thân quyến của ta,cũng không phải là đày tớ cho ta, họ cúng dường vật thực ngon và tứ vật dụng cho takhông phải để mong cầu được sống dựa vào ta”

Đức Phật không cho phép nhận tứ vật dụng cho mục đích lợi dưỡng thân xác này, ngoại trừ mục đích duy trì thân mạng”.


Thực ra, Đức Phật chỉ cho phép nhận tứ vật dụng và hy vọng rằng nhờ sự thọ dụngnày, ta sẽ có thể tiến hành thiền Định và thiền Quán để có thể giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi (saṃsāra).

Vì dễ duôi, ta sẽ có những hành động như thiếu trân trọng việc đặt bát cúng dường của thí chủ.
Suy tư về những thí chủ mang vật thực và tứ vật dụng đến cúng dường chư tăng, phục vụ nhu cầu cần thiết hằng ngày. Các thí chủ rộng lượng này chẳng phải là quyến thuộc hay đày tớ, mà cũng chẳng phải sinh kế của họ lệ thuộc vào chư tăng.


Đôi khi có cả những người bố thí cúng dường với tâm hào phóng thật đặc biệt từ sự nhịn ăn, nhịn mặc của mình.

Nhờ vào tâm đại lượng, họ mang món ngon nhất, mang cái mặc tốt nhất, đem cái để ở và thuốc men tốt nhất, tất cả để mà cúng dường. Những thí chủ này chỉ có một mong muốn duy nhất trong tâm là: ước nguyện chân thành là tích lũy thật nhiều phước báu từ việc hành thiện này! Đây chính là mục đích duy nhất của thí chủ và không có gì khác ngoài điều này.

Đức Phật cho phép các vị Tỷ-kheo nhận các tứ vật dụng không phải để bồi dưỡng cho mập mạnh, không phải để các Tỷ-kheo sống trên sự xa hoa. Ngài cho phép nhận tứ vật dụng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản hằng ngày của một vị Tỷ-kheo để họ có thể chuyên tâm thực hành thiền Định hoặc thiền Tuệ để giải thoát khỏi vòng khổ đau bất tận của luân hồi (saṃsāra).

Người dễ duôi, lười biếng không nỗ lực thực hành tâm linh là vô tình đối với việc làm phước thiện của thí chủ. Chỉ có sự thực hành chuyên tâm mới là sự tôn trọng thí chủ và thể hiện lòng trân trọng việc đặt bát của thí chủ.

Thái độ tôn trọng và lòng biết ơn chỉ có thể có được nơi tâm của hành giả biết dốc sứcthực hành ngày đêm. Đức Phật dạy cho chúng ta cách quán tưởng này để thái độ tôn trọng và lòng biết ơn phát triển và theo cách đó sẽ cho sức đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển tâm linh.



Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayādaw
Trung Tâm Thiền Pa-Auk Tawya, Mawlamyine.
Phật lịch 2547
Myanmar, Năm 1365, Rằm Tháng Taw-da-lin
Ngày 10/9/2003