Wednesday, October 28, 2015

Đời Sống Tu Hành Lệ Thuộc Vào Thí Chủ

Đức Phật dạy “Đời sống của ta lệ thuộc vào sự cúng dường của thí chủ”, vì vậy, Tỷ-kheo phải thường xuyên quán tưởng điều này.
Vì thế, điều thứ hai là quán tưởng về sự nuôi mạng lệ thuộc vào thí chủ. Tại sao phải quán tưởng như vậy?

Quán tưởng như vậy, sẽ giữ cho sự nuôi mạng của vị Tỷ-kheo được trong sạch và sẽ tăng trưởng ý thức trân trọng việc cúng dường vật thực hàng ngày của thí chủ”. Chú giải, q3, tr 313.
Điều quan trọng đối với vị Tỷ-kheo là giữ được Giới hạnh liên quan đến sự nuôi mạng chân chánh (Ājīva pārisuddhi sīla) trong sạch và thanh tịnh. Nếu không, đời sống của vị Tỷ-kheo trở thành vô nghĩa và thậm chí nó sẽ trở ngại cho quá trình tu tập tâm linh của vị ấy.

Vị Tỳ-kheo phải biết quán tưởng thường xuyên “Tôi đang mặc y cúng dường, tôi đang dùng vật thực cúng dường, chỗ tôi đang ở là do thí chủ cúng dường, tôi đang dùng thuốc men cúng dường”. 

Nhờ sự quán tưởng này, sẽ dần dần giúp cho vị ấy tăng trưởng Giới hạnh Nuôi Mạng Thanh Tịnh (Ājīva pārisuddhi sīla), giới hạnh của Tỳ-kheo liên hệ đến sự nuôi mạng hàng ngày. Tại sao vậy? Bởi nhờ thường xuyên quán tưởng điều này, vị Tỷ-kheo đó được nhắc nhở luôn giữ gìn đúng giới luật trong Tạng Luật theo lời dạy của Đức Phật. Nó sẽ giúp cho vị ấy tránh được sự tà mạng (micchājīva), là cái mà Đức Phật không cho phép. 

Với những vị mà ngay cả những ý nghĩ nhỏ nhất của sự quán tưởng cũng không có thì luôn có chiều hướng làm ngược lại với giới luật của đời sống xuất gia. Như một kết quả, họ không giữ được Giới nuôi mạng chân chánh (Ājīva pārisuddhi sīla) trong sạch. Với người biết thường xuyên quán tưởng điều này, thì Giới nuôi mạng thanh tịnh (Ājīva pārisuddhi sīla) của vị ấy sẽ dần trở nên trong sạch. Nếu vị ấy có thể giữ giới này trong sạch, thì Giới (Sīla) của vị ấy sẽ trọn vẹn.


Sáu điều trong Giới Luật Vinaya

Có sáu điều trong Giới Luật (Vinaya) liên quan đến chánh mạng. Ở đây, chúng tôi phải giải thích rằng xuất gia không phải là một nghề liên quan đến việc kiếm sống dựa vào đồng lương hay thu nhập định kỳ. Bằng ý nghĩa của sự nuôi mạng nó ám chỉ rằng một vị tỳ-kheo không tránh khỏi phải nỗ lực để có được các vật dụng hằng ngày. Những điều ghi trong Giới Luật đã được ghi chép trong Kinh điển Pāli bộ Parivāra,bộ Thứ năm của Tạng Luật như sau:

Tội thứ nhất là một trong sáu trọng tội được gọi là Bất cộng trụ (Pārājika). Nó cấm các vị Tỷ-kheo không được nói dối liên quan đến việc chứng đắc tầng thiền (Jhāna), Đạo (Magga) và Quả (Phala), thần thông mà một người có thể đạt được qua tu tập. Một vị Tăng không được phép nói sai sự thật với tác ý không chân thật nhằm gây ấn tượng cho người khác để ông ta nhận được sự kính trọng, sự cúng dường, và sự tận tụy phục vụ của mọi người. Sau khi nói dối như thế, nếu vị Tăng nhận cúng dường theo cách này, thì Giới nuôi mạng Chân Chánh (Ājīva pārisuddhi sīla) sẽ không trong sạch.

Tội Thứ hai gọi là Tăng tàn (Saṅghādisesa). Giới Luật cấm các Tỷ-kheo không đượclàm mai mối cho người nam hay người nữ cho việc đi đến hôn nhân của họ hoặc bất kỳ sự liên hệ thân mật.

Tội thứ ba là được gọi là Trọng Tội (Thullaccaya). Nó cấm vị Tỷ-kheo nói lời không chân thật về sự chứng đắc của vị Tăng khác đặc biệt là một người bạn để người bạn này nhận được sự kính trọng và cúng dường từ người khác.

Tội thứ tư được gọi là ưng đối trị (Pācittiya). Nó cấm vị Tăng, trừ trường hợp khẩn cấp, để hỏi thức ăn ngon như bơ, bơ lỏng, mật ong, kẹo đường, hoặc thứ gì từ người không phải là ruột thịt mà không được họ thỉnh cầu.

Tội thứ năm gọi là Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīya). Đây là Giới Luật dành cho Tỷ-kheo-ni. Nó cấm Tỷ-kheo-ni không được hỏi vật thực như trên từ người không phải là ruột thịt mà không được họ thỉnh cầu.

Tội thứ sáu gọi là Tác Ác (Dukkaṭa). Nó cấm Tăng, không bệnh thì không được đòi hỏi vật thực bình thường như canh đậu, gạo và các vật dụng cần thiết từ người không phải là ruột thịt mà họ chưa thỉnh cầu.

Nếu một vị Tăng tìm vật thực hay các vật tương tự bằng cách phạm một hay tất cả các tội trên, thì sự nuôi mạng của vị ấy sẽ bị gọi là Tà mạng (Micchājīva), đã nuôi mạng bằng cách làm sai trái và không đúng đắn. Giới hạnh liên quan đến sự nuôi mạng thanh tịnh (Ājīva pārisuddhi sīla) của vị ấy không còn trong sạch nữa.
Sẽ không có tà mạng sai trái nếu vị Tỳ-kheo thường quán tưởng rằng sự sống của ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự cúng dường của thí chủ. Vị Tỳ-kheo như thế sẽ luôn tránh khỏi việc tìm kiếm vật thực sai trái.

Trong Bộ Phân tích, bộ thứ hai của tạng Vi Diệu Pháp, kinh điển Pāli, một vài cách sống tà mạng đã bị khiển trách bởi Đức Thế Tôn được mô tả chi tiết như sau. Bất cứ điều gì đòi hỏi theo cách nuôi mạng sai trái đều bị cấm. Một vị Tăng thường xuyên quán tưởng về sự nuôi sống thân mạng lệ thuộc vào sự cúng dường của thí chủ thì sẽ tránh được cách sống tà mạng và các đòi hỏi khác.

Thêm vào đó, Đức Phật đã nói tiếp như sau:
Piṇḍapāto sa apacito hoti” nghĩa là hành động biết tôn trọng và tri ân đối với việc đặt bát bởi tâm rộng lượng cúng dường của thí chủ. Vị Tỷ-kheo sẽ dần có hành động trân trọng và tri ân đối với sự đặt bát cũng như đối với thí chủ cúng dường.


Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayādaw
Trung Tâm Thiền Pa-Auk Tawya, Mawlamyine.
Phật lịch 2547
Myanmar, Năm 1365, Rằm Tháng Taw-da-lin
Ngày 10/9/2003