Sunday, October 18, 2015

Phẩm Khả năng biết nhanh (Khippanisanti Sutta)

Ghi chú: Tiếng Pāli Khippa có nghĩa là nhanh và Nisanti có nghĩa là khả năng biết.

1/ “Này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người chỉ hướng đến lợi ích bản thân mà khônghướng đến lợi ích của người khác? Trong Giáo Pháp của Như Lai, đó là hạng người mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, có khả năng tụng thuộc lòng các bài kinh đã học, có trí tuệ hiểu thấu đáo những gì học được. Biết cả ngữ và nghĩa của kinh điển, hạng người này thực hành thiền Định (Samatha) và thiền Quán (Vipassanā) và cùng với tuân thủ giới luật là tiền đề của Thánh đạo (Ariya Magga) (sự chứng ngộ Thánh đạo). Tuy nhiên, hạng người này không thiện ngôn, không khéo nói, không biết dùng những lời tao nhã, không phát âm chính xác, rõ ràng, không thể hướng dẫn, phấn khích và động viên các vị đồng Phạm hạnh. Này Tỷ-kheo, đó là hạng người chỉ hướng đến lợi ích của mình và không hướng đến lợi ích của người khác.

2/ Này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi ích của người khác và khônghướng đến lợi ích bản thân? Trong Giáo Pháp của Như Lai, đó là hạng người không mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, không có khả năng tụng thuộc lòng các bài kinh đã học, không có trí tuệ hiểu thấu đáo những gì học được. Hạng người này không thực hành thiền Định (Samatha) và thiền Quán (Vipassanā) và giới luật là tiền đề của Thánh đạo (Ariya Magga) (sự chứng ngộ Thánh đạo). Tuy nhiên, hạng người này thiện ngôn, khéo nói, biết dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, có thể hướng dẫn, phấn khích và động viên các vị đồng Phạm hạnh. Này Tỷ-kheo, đó là hạng người chỉ hướng đến lợi ích của người khác mà không hướng đến lợi ích của mình.

3/ Này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi ích bản thân mà cũng không hướng đến lợi ích của người khác? Trong Giáo Pháp của Như Lai, đó là hạng người không mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, không có khả năng tụng thuộc lòng các bài kinh đã học, không có trí tuệ để hiểu thấu đáo những gì đọc được. Hạng người này không thực hành thiền Định (Samatha) và thiền Quán (Vipassanā) và giới luật là tiền đề của Thánh đạo (Ariya Magga) (sự chứng ngộ về Thánh đạo). Hơn nữa, hạng người này cũng không thiện ngôn, không khéo nói, không biết dùng những lời tao nhã, không phát âm chính xác, rõ ràng, không thể hướng dẫn, phấn khích và động viên các vị đồng Phạm hạnh. Này Tỷ-kheo, đó là hạng người không hướng đến lợi ích của mình và cũng không hướng đến lợi ích của người khác.

4/ Này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người biết hướng đến lợi ích bản thân và cũnghướng đến lợi ích của người khác? Trong Giáo Pháp của Như Lai, đó là hạng ngườimau mắn nhận xét trong các thiện pháp, có khả năng tụng thuộc lòng các bài kinh đã học, có trí tuệ để hiểu thấu đáo những gì học được. Biết cả ngữ và nghĩa của kinh điển, hạng người này thực hành thiền Định (Samatha), thiền Quán (Vipassanā) và cùng với tuân thủ giới luật là tiền đề của Thánh đạo (Ariya Magga) (sự chứng ngộ Thánh đạo). Hơn nữa, hạng người này thiện ngôn, khéo nói, biết dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, có thể hướng dẫn, phấn khích và động viên các vị đồng Phạm hạnh. Này Tỷ-kheo, đó là hạng người biết hướng đến lợi ích của mình và cũng hướng đến lợi ích của người khác.”

"Atthamaññāya dhammamaññāya dhammānudhammapaṭipanno hoti"
(Tăng Chi kinh bản Pāli, q 1, tr. 410)
Atthamaññāya dhammamaññāya: nghĩa là có sự hiểu thấu suốt cả hai Kinh điển Pāli và Chú giải.
Dhammānudhammapaṭipanno hoti: nghĩa là thực hành thiền Định (Samatha) và thiền Quán (Vipassanā) bao gồm tuân thủ Giới luật (Sīla) mà nó là tiền đề cho sự chứngngộ chín Pháp siêu thế.

Để hướng dẫn thực hành những phần trên, vị nào có thiện nguyện làm lợi ích cho bản thân và cho người khác thì bước đầu tiên cần phải học Giáo Pháp của Đức Phật. Điều này không có nghĩa là vị đó phải học thuộc hết tất cả các Kinh điển mà chỉ cần học một cách có hệ thống về Bát Thánh Đạo, phần nền tảng Giáo Pháp của Đức Phật mà có thể dẫn đến diệt tận khổ đau. Ngoài ra còn cần phải học dưới sự hướng dẫn của một vị thầy thiện xảo về pháp hành ban đầu về thực hành Giới (Sīla), Định (Samatha) và Tuệ (Vipassanā) mà vị ấy cần phải hoàn thành trước khi thành tựu Thánh Đạo.

Trong Bát Thánh Đạo, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, hình thành con đường đạo đức căn bản cho người cần thực hành Giới (Sīla). Để có thể thực hành Giới (Sīla), người đó phải hiểu rõ ba Thánh đạo được đề cập ở trên. Chỉ khi nào người đó biết rõ về Giới, thì mới có thể giữ gìn Giới đức cẩn thận và trong sạch. Không có tri thức thiết yếu này về con đường Giới hạnh, thì vị đó không thể nào thực hành Giới đức trong sạch và trọn vẹn được.
Có được sự thiết lập vững chắc về Giới và thực hành đầy đủ, vị ấy cần phải tiến hành thực hành con đường thiền Định (Samādhi). Là một phần của Bát Thánh Đạo, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định, tất cả ba yếu tố này tạo ra các chi đạo về Định (Samādhi), con đường dẫn tới phát triển Định. Để thực hành các đạo này, vị ấy cần sự chỉ dạy và huấn luyện một pháp thiền phù hợp nơi một vị thầy đáng tin cậy.

Bước tiếp theo, là phải được học với một vị thầy giỏi để phát triển hai chi đạo về Tuệ(Paññā) là Chánh kiến và Chánh tư duy để có thể phát triển được Tuệ minh sát. Chỉ những ai có thể phát triển Bát Thánh Đạo, mới là những Tỷ-kheo hay người hành giả tốt theo lời dạy của Đức Phật, và có thể làm lợi ích cho bản thân và cho người khác.Chỉ có những người đại thiện như vậy mới có thể đạt được một nội tâm tĩnh lặng và phát triển được Tuệ minh sát.


Bài pháp mà quý vị sẽ đọc ở các trang sau của cuốn sách này là một trong các Lời dạy của Đức Phật sẽ giúp cho quý vị trở thành hiền nhân. Bài kinh được ghi trong Tăng Chi Kinh, quyển ba, Dasaka Nipāta, tr 325. Các yêu cầu tiên quyết trên con đườngtâm linh đã được chỉ rõ trong đó.

Mặc dầu tiếng Pāli chữ “pabbajita” có nghĩa là người xuất gia, nhưng nó còn ám chỉ tới những ai đã tận diệt phiền não hoặc đang tinh tấn trên con đường diệt trừ phiền não. Đối với những ai vẫn còn đang tu tập để diệt trừ phiền não, có mười điều cầnphải thường xuyên quán tưởng. Những điều cần thường xuyên quán xét này đã được Đức Phật chỉ dạy chi tiết trong bài Pháp.
Nếu một người tiến hành tu tập nghiêm túc mười điều quán tưởng này, thì chắc chắnvị ấy có thể đạt được sự an tịnh và hạnh phúc của Tầng thiền (Jhāna), Tuệ minh sát (Vipassanā), Đạo (Magga), Quả (Phala) và Niết-bàn (Nibbāna) ngay trong kiếp sống hiện tại này. Nếu vẫn còn sự tái sanh đối với con người hiền thiện này, thì những điều quán tưởng này có năng lực đưa đến hạnh phúc ở cõi người hoặc cõi trời, cuối cùng dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn. 

Hơn nữa, mười điều quán tưởng này sẽ làm chấm dứt vòng luân hồi khổ đau. Thực vậy, bài pháp này được gọi là bài giảng của sự an tịnh tối thượng vì nó có thể dập tắt ngọn lửa phiền não trong tâm của ta. Mười điều quán tưởng này, khi thường xuyên được quán xét, giống như sự chuẩn bị cho giây phút ra đi của chính người hành giả đó với một gương mặt rạng rỡ, an tịnh và nụ cười trên chiếcgiường hấp hối.

Nằm trên giường hấp hối, mười phiền não có thể làm cho gương mặt chúng ta âu sầu với sự nuối tiếc và sợ hãi. Tuệ minh sát và Tuệ đạo mà ta đạt được trong thời gian trước cái chết sẽ diệt trừ mọi phiền não. Vì vậy, người hiền thiện sẽ có thể sống ngay cả giây phút cuối của đời mình với gương mặt rạng ngời và tâm an tịnh, hy vọng về trạng thái an vui, hạnh phúc ngày càng cao.
Phận sự của mỗi người chân chánh là cố gắng thành tựu tuệ minh sát, tuệ đạo và tuệ quả là các tuệ có sức mạnh nhổ bỏ mọi phiền não, nhờ đó, người ấy có thể đối mặt với giây phút cuối cùng của đời mình với một nụ cười rạng rỡ và tâm an tịnh.

Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayādaw
Trung Tâm Thiền Pa-Auk Tawya



Mawlamyine, tiểu bang Mon, Myanmar