Monday, November 2, 2015

Hướng Dẫn Về Sự Cải Hóa

Ngoài ra còn có các cải hóa khác đòi hỏi các vị Tỳ-kheo phải thực hành, đặc biệt là vấn đề có thái độ thiện tâm. Đức Phật đã dạy các ví dụ mẫu mực về phẩm hạnh cho Đại đức Cunda trong bài thuyết giảng sau đây:
Này Cunda, ta tuyên bố rằng ngay chỉ một tâm thiện đối với điều thiện là đã lợi lạc tolớn, huống chi các hành động thiện được thực hiện bằng thân hành hoặc khẩu hành”.
Ở đây, chúng ta cần phải làm rõ điều thiện và việc hành thiện. Những lời dạy sau đây của Đức Phật với Đại đức Cunda là giải thích rõ ràng về các phẩm chất thiện cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
“Do đó, này Cunda, như vậy ngươi hãy tu dưỡng tất cả các thái độ thiện:
1.               'Những kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây dùng từ bi và không sân độc để đáp lại', thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
2.               'Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh', thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
3.               'Những kẻ khác có thể trộm cắp, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ trộm cắp', thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
4.               'Những kẻ khác có thể không phạm hạnh, chúng ta ở đây sẽ sống phạm hạnh', thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.”
.
Bốn lời dạy trên của Đức Phật nhằm cải thiện thân hành.
1.               “Những kẻ khác có thể nói dối, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói dối”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
2.               “Những kẻ khác có thể nói hai lưỡi, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói hai lưỡi” thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
3.               “Những kẻ khác có thể nói lời độc ác, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời độc ác” thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
4.               “Những kẻ khác có thể nói lời phù phiếm, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời phù phiếm”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
Bốn lời dạy trên của Đức Phật nhằm hướng cho vị Tỷ-kheo biết cách làm thế nào để cải thiện khẩu hành. Sẽ không có sự khác biệt giữa một người thế tục và một vị bước vào đời sống xuất gia như Tỷ-kheo hay Tu nữ, nếu thân hành và khẩu hành của những vị ấy không trong sạch. Nói dối, nói lời đâm thọc, nói lời thô lỗ, nói lời vô ích chỉ là lối sống bắt chước thế gian. Từ lúc trở thành một bậc xuất gia vị ấy phải luôn nói lời chân thật, thân thiện, lễ độ có thể làm tăng trưởng hành động thiện như bố thí, trì giới, Tham thiền (thiền Định hoặc thiền Quán). Một vị Tỷ-kheo nên nói đúng thời, đúng lúc những lời lợi ích dẫn tới nghiệp thiện.
.
Ngoài ra, Đức Phật còn dạy cách cải hóa ý hành như sau:
1.               “Những kẻ khác có thể tham dục, chúng ta ở đây sẽ không tham dục” thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
2.               “Những kẻ khác có thể có sân tâm, chúng ta ở đây sẽ không có sân tâm” thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
3.               “Những kẻ khác có thể có tà kiến, chúng ta ở đây sẽ có chánh kiến” thái độ thiện như thế cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
4.               “Những kẻ khác có thể có tà tư duy, chúng ta ở đây sẽ có chánh tư duy”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
5.               “Những kẻ khác có thể có tà ngữ, chúng ta ở đây sẽ có chánh ngữ”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
6.               “Những kẻ khác có thể có tà nghiệp, chúng ta ở đây sẽ có chánh nghiệp”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
7.               “Những kẻ khác có thể có tà mạng, chúng ta ở đây sẽ có chánh mạng”, thái độ thiện này phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
8.               “Những kẻ khác có thể có tà tinh tấn, chúng ta ở đây sẽ có chánh tinh tấn”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
9.               “Những kẻ khác có thể có tà niệm, chúng ta ở đây sẽ có chánh niệm”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
10.         “Những kẻ khác có thể có tà định, chúng ta ở đây sẽ có chánh định”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
Ghi chú: Lời dạy từ 11 đến 18 là thuộc Bát Chánh Đạo
1.               “Những kẻ khác có thể có tà trí, chúng ta ở đây sẽ có chánh trí”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
.
Ở đây, tà trí liên quan đến sự hiểu biết về phương pháp, cách thức thực hành các việc bất thiện. Nó ám chỉ sự phản chiếu của trí tuệ về việc bất thiện mà người đó đã thực hiện. Ngược lại, chánh trí nghĩa là 19 Tuệ phản khán sanh khởi trong tâm của vị thánh ngay giây phút giác ngộ. Để hiểu được 19 Tuệ phản khán là gì, ta cần phải biết 5 tuệ phản khán và bốn bậc thánh.
.
Có năm Tuệ phản khán:
1.               Xét lại Đạo Tuệ mà vị ấy đã đạt được.
2.               Xét lại Quả Tuệ mà vị ấy đã đạt được.
3.               Xét lại trạng thái an tịnh Niết-bàn mà vị ấy đã an hưởng.
4.               Xét lại các phiền não đã bị tiêu diệt sau khi đã chứng ngộ.
5.               Xét lại phiền não còn dư sót mà vị ấy chưa diệt trừ hoàn toàn.
.
Có bốn bậc thánh:
1.               Tu-đà-hoàn (Sotāpatti): là vị đã chứng giai đoạn đầu của sự giác ngộ.
2.               Tư-đà-hàm (Sakadāgāmi): là vị đã chứng đắc giai đoạn hai của sự giác ngộ.
3.               A-na-hàm (Anāgāmi): là vị đã chứng đắc giai đoạn ba của sự giác ngộ.
4.               A-la-hán (Arahatta): là vị đã chứng đắc giai đoạn cuối cùng của sự giác ngộ.
.
Theo tự nhiên, có năm sát-na tâm của Tuệ phản khán thường khởi lên trong tâm của ba bậc thánh đầu tiên, ngay lập tức sau khi giác ngộ. Tuy nhiên, khi đắc được tầng thánh thứ tư chỉ có bốn sát-na tâm của Tuệ phản khán vì vị ấy đã tận diệt hoàn toàn phiền não không còn dư sót. Do vậy, có tất cả 19 tuệ phản khán khởi lên trong tâm của bốn bậc thánh. Chánh trí có nghĩa là 19 phản khán trí. Tất cả những bậc thánh nào có 19 tuệ phản khán được gọi là Sammāñāṇī có nghĩa là người có chánh trí.
.
Đức Phật giảng thêm rằng:
1.               “Những kẻ khác có thể có tà giải thoát, chúng ta ở đây sẽ có chánh giải thoát”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.


Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayādaw
Trung Tâm Thiền Pa-Auk Tawya, Mawlamyine.
Phật lịch 2547
Myanmar, Năm 1365, Rằm Tháng Taw-da-lin
Ngày 10/9/2003