Thursday, November 12, 2015

Sự Phân Biệt Giữa Xảo Trá (Māyā) Và Khoa Trương (Sāṭheyya)

Ở đây, chúng ta sẽ nghiên cứu bản chất khác nhau giữa xảo trá (Māyā) và khoa trương (Sāṭheyya). Xảo trá (Māyā) là đặc tính của bản chất che giấu khuyết điểm và lừa dối bằng đạo đức giả. Nó giống như là một ảo thuật gia thiện xảo trong sự lừa dối. Bằng nghệ thuật khéo léo, anh ta có thể làm giả đá giống như vàng thật. Tương tự, một người xảo trá (Māyā) có thể giả vờ một cách thiện xảo là một người tốt bằng cách giấu khuyết điểm và sử dụng sự lừa dối thiện xảo. Một loại người mà xã hội thường hay gọi là người có một cái tâm như con mèo tốt bụng. Ghi chú: “Con mèo tốt bụng” có nghĩa là một con mèo luôn có bộ dạng hiền lành, nhưng thực sự nó luôn rình rập để giết chuột.

Đức Phật không muốn các đệ tử của Ngài có các loại tâm như thế. Về bản chất và quan niệm của các vị Thánh như Đức Phật và những vị giác ngộ, lỗi lầm và khuyết điểm của người đó phải được giải quyết và sửa đổi một cách ngay thẳng. Sự xảo trá (Māyā) theo nghĩa sự thực tối hậu (chơn đế) được mô tả trong Vi diệu pháp là chỉ là một loại tâm sở bất thiện do tham và vô minh chi phối.
Sự khoa trương (Sāṭheyya), mặt khác, là đặc tính tham theo khuynh hướng lừa dối người khác bằng cách cố gắng tạo ấn tượng với họ, giả vờ như là sở hữu nhiều phẩm chất ấn tượng nhưng trong thực tế một phẩm chất còn không có. 

Đây là bản chất của sự khoa trương (Sāṭheyya). Sự xảo trá (Māyā) thì ngược lại, cố gắng che đậy lỗi lầm, giả vờ ngây thơ vô tội trong khi sự khoa trương (Sāṭheyya) là giả đò có những phẩm chất tốt mà người này thực sự không có. Như vậy cả hai xảo trá (Māyā) và khoa trương (Sāṭheyya) là những bất thiện trí và thiện xảo trong lừa lọc, gian trá, bịp bợm. Ghi chú: mỗi một hành động giả vờ như là có các phẩm chất Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā), kiến thức kinh điển, chứng ngộ Đạo (Magga) và Quả (Phala) mà người đó không hề có, đó là những hành động khoa trương (Sāṭheyya).

Sự Khoa Trương (Sāṭheyya) Trong Xã Hội Loài Người

Nhìn vào vài khía cạnh của xã hội loài người, chúng ta có thể thấy sự rất phổ biến của sự khoa trương trong đời sống hằng ngày. Có nhiều người thích giả vờ làm người đạo đức mặc dù thực chất là người vô đạo đức. Ví dụ như là giả vờ làm người có bằng cấp tốt nghiệp cao mặc dù họ chẳng có bằng cấp nào cả. Có người cư xử và ăn mặc như người giàu để gây ấn tượng với người khác.

 Có người thì giả như ta là người dũng cảm, gan dạ mặc dù họ vô cùng dễ sợ hãi và nhát gan. Với tính đa dạng của sự không thành thật với ý định lừa bịp và làm cho mê muội đều là hành vi khoa trương (Sāṭheyya). Đức Phật không muốn có những ý nghĩ và hành động cong quẹo trong tâm các đệ tử của mình. Đó là lý do Ngài đã dạy cho các vị đệ tử cố gắng thoát khỏi sự xảo trá (Māyā) và sự khoa trương (Sāṭheyya) ngay cả khi người khác tràn đầy sự xảo trá (Māyā) và khoa trương (Sāṭheyya) trong tâm. Các tâm sở và các hành vi thiếu chân thật này đối với Đức Thế Tôn đều rất đáng ghê tởm và không thể chấp nhận được.

1.               “Những kẻ khác có thể thô lỗ cộc cằn trong thân và khẩu, chúng ta ở đây sẽ cố gắng lịch sự và chu đáo”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
2.               “Những kẻ khác có thể kiêu căng, ngã mạn, chúng ta ở đây sẽ cố gắng không kiêu căng và khiêm tốn”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
Thật Là Lời Dạy Tuyệt Vời
Thật rất cần thiết cho bất kỳ ai đã bước vào con đường phát triển tâm linh dù là một vị Tỷ-kheo hoặc là một sadi là phải sống một cuộc đời khiêm cung. Chúng ta cần phải học tập gương Đại Đức Rāhula, là người có thái độ khiêm cung và ước nguyện chân thành là học và thực hành tam học là Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā). Ở đây, tôi sẽ nói về bài giảng tuyệt vời của Đức Phật cho ngài Rāhula. Bài giảng được gọi là Kinh Mahā Rahulovāda và nó được ghi trong kinh Trung bộ II, tr 86-87

Ðại kinh Giáo giới La-hầu-la (Mahā Rahulovāda sutta) (Đức Phật giáo giới Đại Đức La-hầu-la)
Tu Dưỡng Tâm Như Đất

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như đất. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập như đất. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Tu Dưỡng Tâm Như Nước

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như nước. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như nước, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như trong nước người ta rửa đồ tịnh, rửa đồ không tịnh, rửa sạch phân uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng, rửa sạch mủ, rửa sạch máu; tuy vậy nước không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tụ tập như nước, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.
Tu Dưỡng Tâm Như Lửa
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như lửa. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ không tịnh, đốt phân uế, đốt nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu; tuy vậy lửa không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Tu Dưỡng Tâm Như Gió

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như gió. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như gió, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, như gió thổi các đồ tịnh, thổi các đồ không tịnh, thổi phân uế, thổi nước tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu, tuy vậy gió không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như gió, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Tu Dưỡng Tâm Như Hư Không


Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như hư không không bị trú tại một chỗ nào; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái không, khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.