Bây giờ, đây là điều
quán tưởng thứ mười phải thường xuyên thực hành:
Atthi nu kho me uttari manussadhammo alamariyañāṇadassanaviseso adhigato, yenāhaṃ pacchime kāle sabrahmacārīhi puṭṭho na maṅku bhavissāmī"ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ
Lời dịch: Bậc xuất gia nên thường quán xét rằng: “Liệu ta đã thực sự thành tựu tri kiến siêu thế của bậc thánh hay chưa (Alamariya ñāṇadassana visesa), đã vượt qua mười loại thường giới của phàm nhân (Manussa Dhamma) hay chưa, nhờ đó ta sẽ không cảm thấy bối rối trong giây phút cuối cùng của cuộc đời khi các đồng Phạm Hạnh hỏi ta là đã đắc được một Pháp siêu thế nào chưa?”.
Vị Tỷ-khưu hay bất cứ ai đi trên con đường Phạm Hạnh, đều phải thường xuyên quán tưởng điều thứ mười này, ta đã làm được gì để phát triển tâm linh, đã thành tựu được Pháp nào chưa như bậc thiền chứng (Jhāna), Đạo (Magga), Quả (Phala) và Niết-bàn (Nibbāna). Những thành tựu này được gọi là tri kiến của bậc thánh (Alamariya ñānadassana Visesa), nó có nghĩa là một bậc Thánh đã giác ngộ. Những Trí Tuệ này là sức mạnh kỳ diệu làm thanh tịnh tâm vì nó có thể diệt trừ các phiền não.
“Ta đã thành tựu được bất kỳ Pháp siêu thế nào chưa?”, vị Tỷ-khưu, với sự suy xét này, sẽ luôn thường xuyên đánh giá sự nỗ lực của bản thân.
Với sự quán tưởng này tôi sẽ có lợi lạc gì?
Giả dụ có một vị đang hấp hối trên giường bệnh, rồi những người bạn đồng tu đến hỏivị ấy về sự thực hành đã tiến bộ thế nào? Họ có thể hỏi “Hiền giả đã thành tựu Phápsiêu thế nào để nương tựa chưa?”. Trả lời câu hỏi này với một tiếng KHÔNG thì thật là bối rối. Để tránh gặp phải tình huống này và để tạo lực đẩy cần thiết đối với việc thực hành tâm linh, vị Tỷ-khưu cần phải thường xuyên kiểm tra mình đã thành tựu được một trong Chín Pháp siêu thế (Lokuttara Dhamma) nào chưa.
Lợi ích của sự quán tưởng
Có bất kỳ lợi ích quan
trọng nào từ việc quán xét này không?
Evaṃ paccavekkhantassa hi moghakālakiriyā nāma na hoti.
Evaṃ paccavekkhantassa hi moghakālakiriyā nāma na hoti.
Chú giải Tăng Chi Kinh, q III, tr 314
Lời dịch: Khi quán
tưởng điều này, sẽ không có cái chết vô nghĩa và sự lãng phí thời
gian vô ích trong cuộc đời tu tập.
Vị đó có thể hiểu rõ hiện trạng tu tập của mình đã tiến bộ ở bậc siêu thế nào chưa. Vị ấy sẽ biết rằng vị ấy không có thời gian nào để lãng phí, mà sẽ dồn nỗ lực gấp đôi để thực hành rốt ráo hơn nữa nếu chưa đạt được sự tiến bộ nào hết. Vị ấy hoàn toàn nhận thức rõ giây phút cuối đời là giai đoạn không tránh khỏi trong cuộc sống giống như mặt trời mọc bị buộc sẽ phải lặn lúc hoàng hôn.
Vị đó có thể hiểu rõ hiện trạng tu tập của mình đã tiến bộ ở bậc siêu thế nào chưa. Vị ấy sẽ biết rằng vị ấy không có thời gian nào để lãng phí, mà sẽ dồn nỗ lực gấp đôi để thực hành rốt ráo hơn nữa nếu chưa đạt được sự tiến bộ nào hết. Vị ấy hoàn toàn nhận thức rõ giây phút cuối đời là giai đoạn không tránh khỏi trong cuộc sống giống như mặt trời mọc bị buộc sẽ phải lặn lúc hoàng hôn.
Tất cả chúng ta đều biết rằng hoàng hôn cuộc đời ta cuối cùng sẽ đến. Cùng với quá nhiều lần mặt trời lặn xuống trong cuộc đời, ta đang tiến dần tới cái chết và không bao giờ thoát khỏi nó. Với sự chánh niệm về tiến trình bất biến này, nhờ đó sẽ phát triển một ý chí và mức độ quyết tâm mạnh mẽ dành toàn bộ phần đời quý giá còn lại để tu tập nhiều hơn. Không còn thời gian để lãng phí nữa. Với thái độ và sức mạnh này, vị ấy sẽ tập trung nhiều hơn nữa cho việc phát triển Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā). Mỗi tiến bộ và sự phát triển trên con đường tâm linh chắc chắn sẽ dẫn đến chứng đắc các Pháp Siêu Thế mà vị ấy mong mỏi.
Đức Phật đã thấy trước những lợi lạc như thế, nên Ngài đã giáo huấn thực hành thường xuyên mười loại quán tưởng này hằng ngày. Vì thế, đây là phận sự của bất cứ ai bước vào con đường Phạm Hạnh do Đức Phật giảng dạy với mục đích diệt trừ phiền não, cố gắng nỗ lực thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn. Điều này sẽ dẫn đến sự tiến bộ đầy ý nghĩa trên hành trình tiến hóa tâm linh.
Kết luận
Hitvā kāme
pabajjiṃsu,
Santo gambhīrasintakā
Te tumhe pya-nusikkhāvho,
Pabbajitā supesalā.
Santo gambhīrasintakā
Te tumhe pya-nusikkhāvho,
Pabbajitā supesalā.
Những bậc hiền nhân và bậc thánh thâm sâu xưa kia
Với tư duy và trí tuệ, trở thành các Tỷ-kheo
Và những Đạo sĩ từ bỏ ngũ trần
Ôi cho dù cuộc sống hiện đại!
Hãy yêu quý Giới đức và
Trưởng dưỡng chúng.
Theo con đường tự do và giải thoát.
Cầu chúc cho quý vị sớm đạt được mục đích cứu cánh giải thoát giác ngộ, chứng ngộNiết-bàn
Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayādaw
Trung Tâm Thiền Pa-Auk Tawya
Mawlamyine, tiểu bang Mon, Myanmar