Các loại Tuệ Minh Sát,
khi được tập hợp, có cả thảy sáu loại sau:
1.
Tuệ minh sát thấy như
thật tiến trình sát-na sanh (Khaṇato Udaya-dassana ñāna)
2.
Tuệ minh sát thấy như
thật tiến trình sát-na diệt (Khaṇato Vaya-dassana ñāna)
3.
Tuệ minh sát thấy như
thật tiến trình sát-na sanh và diệt (Khaṇato Udaya-Vaya-dassana ñāna)
4.
Tuệ minh sát thấy như
thật tiến trình sanh bởi các nhân (Paccayato Udaya-dassana ñāna) là tuệ
minh sát có khả năng thấy được các quả khi có mặt các nhân
5.
Tuệ minh sát thấy như
thật tiến trình diệt bởi các nhân (Paccayato Vaya-dassana ñāna). Nói
cách khác, khả năng thấy một khi các nhân bị diệt tận hoàn toàn thì các quả
cũng sẽ không còn sanh nữa.
6.
Tuệ minh sát thấy như
thật tiến trình sanh và diệt bởi các nhân (Paccayato Udaya-Vaya-dassana ñāna),
tuệ minh sát thấy rõ rằng nếu các nhân có mặt thì các quả sẽ sanh, nếu không
còn nhân thì cũng sẽ không còn quả.
Tuy nhiên sáu loại Tuệ
Minh Sát trên có thể tóm tắt bằng hai loại cơ bản từ số ba và sáu. Tóm lại, có
hai loại Tuệ Minh Sát trong tâm hành giả. Chú giải của Thanh Tịnh Đạo q2, tr268
mô tả làm thế nào mà Tứ Thánh Đế trở nên rõ ràng với Tuệ Minh Sát của hành giả
là người thấy tiến trình sanh và diệt trong cả hai dạng sát-na (Khaṇa)
và nhân (Paccaya) sanh ra nó trong các cách như sau:
1.
Khi hành giả thấy được
quả sanh do sự có mặt của nhân, bằng Minh Sát Trí vị ấy thấy rõ nhân (Tập
đế, Samudaya Sacca) là nguồn gốc trực tiếp của quả (Khổ đế, Dukkha
Sacca).
2.
Bằng việc thấy rõ tiến
trình sanh diễn biến vô tận từ sát-na này đến sát-na khác, bản chất của Khổ Đế
(Dukkha Sacca) trở nên rõ ràng trong Minh Sát Trí, vì nó có thể liễu
nhập tiến trình sanh liên tục của các pháp hữu vi – sự khổ sanh (Jāti Dukkha).
3.
Khi hành giả thấy rõ
tiến trình diệt tận hoàn toàn ở thời điểm các nhân bị tận diệt hoàn toàn, Diệt
Đế (Nirodha Sacca) trở nên rõ ràng trong Minh Sát Trí vì sự
diệt của quả phụ thuộc vào sự diệt tận hoàn toàn của các nhân.
4.
Khi hành giả thấy rõ
tiến trình diệt diễn biến vô tận từ sát-na này đến sát-na khác, bản chất của
Khổ đế (Dukkha Sacca) lại rõ ràng trong Minh Sát Trí vì nó có thể liễu
nhập tiến trình diệt liên tục của các pháp hữu vi – sự khổ chết (Maraṇa
Dukkha).
5.
Vì có thể thấy được cả
hai tiến trình sanh và diệt - từ sát-na này đến sát-na khác cũng như do nhân và
quả của danh-sắc, hành giả thấy được diễn tiến sanh và diệt của các nhân và quả
tương ứng. Minh Sát Trí này gọi làUdaya-vaya-dassana ñāna, là Đạo đế (Magga
Sacca) hiệp thế. Tại sao? Bởi vì nó có thể diệt trừ Vô minh (Sammoha)
vốn ngăn cản không cho thấy sự thực về bản chất sanh và diệt của tất cả các pháp
hữu vi.