Evaṃ paccavekkhato hi
ajjattaṃ hiri samuthāti. Sā tīsu dvāresu saṃvaraṃ sadheti. (Chú giải Tăng chi bộ kinh, III, tr 314)
Lời dịch: Quán tưởng này sẽ gây cho vị Tỷ-kheo một cảm giác biết hổ
thẹn tội lỗi. Điều này có tác dụng như một người bảo vệ quan trọng
trong việc giữ gìn thân hành, khẩu hành và ý hành trong sạch.
Một khi ý nghĩ hổ thẹn tội lỗi (tàm) khởi lên trong tâm sẽ giúp cho thân hành, khẩu hành, ý hành luôn được kiểm tra, bảo đảm mọi hành động xảy ra ở ba môn đều trong sạch. Hiri, là một trạng thái thiện của hổ thẹn tội lỗi (tàm), có năng lực giữ gìn thân hành, khẩu hành, ý hành thanh tịnh.
Một khi ý nghĩ hổ thẹn tội lỗi (tàm) khởi lên trong tâm sẽ giúp cho thân hành, khẩu hành, ý hành luôn được kiểm tra, bảo đảm mọi hành động xảy ra ở ba môn đều trong sạch. Hiri, là một trạng thái thiện của hổ thẹn tội lỗi (tàm), có năng lực giữ gìn thân hành, khẩu hành, ý hành thanh tịnh.
Ở đây, nói về góc độ Giới, điều này không chỉ là Giới phòng hộ Pātimokkha(Pātimokkha saṃvara sīla) như các giới luật được ghi trong Tạng Luật (Vinaya). Tất cả có bốn Giới (Sīla) thanh tịnh (Tứ Thanh Tịnh Giới) có tên:
1.
Giới phòng hộ theo giới
bổn Pātimokkha
2.
Giới phòng hộ các căn (Indriya
Saṃvara Sīla)
3.
Giới nuôi mạng thanh
tịnh (Ājīva Pārisuddhi Sīla)
4.
Giới quán tưởng tứ vật
dụng (Paccayasannissita Sīla)
Như vậy, điều này rõ
ràng là cần phải giữ gìn cả bốn Giới (Sīla) thật thanh tịnh.
Phương Thức Thực Hành Giới Phòng Hộ Các Căn
Indriya Saṃvara Sīla
Indriya Saṃvara Sīla
Giới phòng hộ các căn (Indriya
Saṃvara Sīla), như Giới phải thu thúc lục căn, sẽ không được đầy đủ và hoàn
thành nếu không tập trung thực hành thiền Định (samādhi) hay thiền
Vipassanā. Do đó, điều này phải được hiểu rằng thực hành Giới phòng hộ các căn
liên quan đến tập trung thực hành thiền Định (samādhi) hoặc thiền
Vipassanā (Tương Ưng bộ kinh, q2, tr385, Kinh Kummopama)
Liên tục tập trung hành thiền sẽ làm thanh tịnh thân, khẩu, ý. Bên cạnh đó, sẽ có một năng lực trong tâm khởi lên giữ gìn thân, khẩu, ý.
Liên tục tập trung hành thiền sẽ làm thanh tịnh thân, khẩu, ý. Bên cạnh đó, sẽ có một năng lực trong tâm khởi lên giữ gìn thân, khẩu, ý.
Điều gì sẽ xảy ra nếu
chúng ta không kiểm soát thân, khẩu, ý theo cách này?
Tīsu dvāresu saṃvaro catupārisuddhisīlaṃ hoti. Catupārisuddhisīle ṭhito vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ gaṇhāti. (Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh, III, tr314)
Lời dịch: Áp dụng việc giữ gìn thân, khẩu, ý sẽ là sự thực hành Tứ Thanh Tịnh Giới (Catupārisuddhi Sīla)
Thực hành vững chắc Tứ thanh tịnh Giới (Catupārisuddhi Sīla) và liên tục phát triển thiền Vipassanā, người đó sẽ đắc quả A-la-hán, giai đoạn giác ngộ cuối cùng.
Điều này chỉ rõ rằng đầu tiên chúng ta phải đứng trên nền tảng của Tứ thanh tịnh Giới, giữ gìn Giới (Sīla) trong sạch, và hành thiền Vipassanā. Quả vị A-la-hán, mục tiêu giác ngộ cao nhất sẽ đạt được như là một tất yếu. Đây là lý do tại sao Đức Phật chỉ dạy phải kiểm tra, đánh giá lại hiện trạng Giới Hạnh một cách thường xuyên.
Tīsu dvāresu saṃvaro catupārisuddhisīlaṃ hoti. Catupārisuddhisīle ṭhito vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ gaṇhāti. (Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh, III, tr314)
Lời dịch: Áp dụng việc giữ gìn thân, khẩu, ý sẽ là sự thực hành Tứ Thanh Tịnh Giới (Catupārisuddhi Sīla)
Thực hành vững chắc Tứ thanh tịnh Giới (Catupārisuddhi Sīla) và liên tục phát triển thiền Vipassanā, người đó sẽ đắc quả A-la-hán, giai đoạn giác ngộ cuối cùng.
Điều này chỉ rõ rằng đầu tiên chúng ta phải đứng trên nền tảng của Tứ thanh tịnh Giới, giữ gìn Giới (Sīla) trong sạch, và hành thiền Vipassanā. Quả vị A-la-hán, mục tiêu giác ngộ cao nhất sẽ đạt được như là một tất yếu. Đây là lý do tại sao Đức Phật chỉ dạy phải kiểm tra, đánh giá lại hiện trạng Giới Hạnh một cách thường xuyên.
Phòng Vệ Giới Đức Khỏi Sự Nghi Ngờ
Hoặc Bị Chất Vấn Về Giới Hạnh
Hoặc Bị Chất Vấn Về Giới Hạnh
Bây giờ, đây là điều
quan trọng thứ năm phải thường xuyên quán xét:
Kacci nu kho maṃ anuvicca viññū sabrahmacārī sīlato na upavadatī"ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ
Lời dịch: Bậc xuất gia phải luôn quán xét điều này: “Phải chăng các bạn đồng phạm hạnh trí thức không chê trách ta về giới hạnh?”.
Một Tỷ-kheo, sau khi bước vào đời sống Phạm Hạnh, phải luôn kiểm tra hiện trạng Giới hạnh của mình có thoát khỏi mọi sự nghi ngờ bởi các bạn đồng tu và các đồng Phạm Hạnh hay không.
Kacci nu kho maṃ anuvicca viññū sabrahmacārī sīlato na upavadatī"ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ
Lời dịch: Bậc xuất gia phải luôn quán xét điều này: “Phải chăng các bạn đồng phạm hạnh trí thức không chê trách ta về giới hạnh?”.
Một Tỷ-kheo, sau khi bước vào đời sống Phạm Hạnh, phải luôn kiểm tra hiện trạng Giới hạnh của mình có thoát khỏi mọi sự nghi ngờ bởi các bạn đồng tu và các đồng Phạm Hạnh hay không.
Lợi ích
Quán tưởng điều này sẽ
mang lại lợi ích gì?
Evaṃ piccavekkhato hi bahiddhā ottappaṃ saṇṭhāti.
Evaṃ piccavekkhato hi bahiddhā ottappaṃ saṇṭhāti.
(Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh, III, tr314).
Lời dịch: Quán tưởng như
vậy, sẽ khởi sinh cảm giác sợ hãi việc vi phạm đạo đức.
Điều này có nghĩa rằng bằng sự quán tưởng như vậy, nó sẽ xây dựng được một ý thức tôn trọng các bạn đồng tu và ý thức ghê sợ tội lỗi. Đối với một người biết nghĩ rằng liệu người khác sẽ đánh giá giới hạnh của mình ra sao, thì vị ấy sẽ dễ dàng phát triển một thái độ tôn trọng bạn đồng tu và cảm giác ghê sợ tội lỗi sâu sắc. Vậy điều gì sẽ đến nếu ý thức ghê sợ tội lỗi như thế khởi sanh?
Taṃ tīsu dvāresu saṃvaraṃ sādheti (Chú giải Tăng Chi Kinh, III, tr 314)
Điều này có nghĩa rằng bằng sự quán tưởng như vậy, nó sẽ xây dựng được một ý thức tôn trọng các bạn đồng tu và ý thức ghê sợ tội lỗi. Đối với một người biết nghĩ rằng liệu người khác sẽ đánh giá giới hạnh của mình ra sao, thì vị ấy sẽ dễ dàng phát triển một thái độ tôn trọng bạn đồng tu và cảm giác ghê sợ tội lỗi sâu sắc. Vậy điều gì sẽ đến nếu ý thức ghê sợ tội lỗi như thế khởi sanh?
Taṃ tīsu dvāresu saṃvaraṃ sādheti (Chú giải Tăng Chi Kinh, III, tr 314)
Lời dịch: Tâm ghê sợ tội lỗi sẽ bổ sung ý thức giữ gìn đạo đức ở cả thân, khẩu và ý.
Tâm ghê sợ tội lỗi tiếng Pāli gọi là Ottappa (Quý), là ý thức đạo đức ghê sợ điều bất thiện, một cảm giác tôn trọng và lo sợ với bạn bè, thầy giáo, gia đình trước và sau khi làm điều xấu hay bất thiện. Khi cảm giác này xuất hiện trong tâm, vị đó ít khi dám làm những điều sai trái. Vì vậy, nó sẽ giúp tăng thêm sức mạnh giữ gìn đạo đức ở cả thân, khẩu và ý.
Tīsu dvāresu saṃvaro catupārisuddhisīlaṃ hoti (Chú giải Tăng Chi Kinh, III, tr 314)
Lời dịch: Thực hành giữ gìn Thân hành, Khẩu hành, Ý hành cuối cùng sẽ dẫn đến việc hoàn thiện Tứ thanh tịnh Giới (Catupārisuddhi Sīla). Rõ ràng là khả năng chế ngự thân, khẩu, ý có thể hoàn thiện việc thực hành Tứ Thanh Tịnh Giới (Catupārisuddhi Sīla).
Sau khi hoàn thiện Tứ thanh tịnh Giới, vị ấy có thể dễ dàng tiến sang giai đoạn thực hành thiền Vipassanā. Khi Tuệ Minh Sát phát triển và chín muồi, nó sẽ dẫn tới chứng đắc quả vị A-la-hán. Đó là lý do tại sao Đức Thế Tôn dạy phải luôn quán tưởng hiện trạng giới hạnh của mình có thoát khỏi mọi khả năng bị nghi ngờ và kết tội bởicác bạn đồng đồng tu và các bạn Phạm Hạnh.