Wednesday, November 11, 2015

Sự Chuyển Hóa Lớn Nội Tâm Qua Thiền Vipassanā

Như đề cập trước, một hành giả bằng Tuệ minh sát phải thấy được sự tận diệt hoàn toàn của ngũ thủ uẩn ngay khi vô minh (Avijjā), tham ái (Taṇhā), thủ (Upādāna), nghiệp (Kamma) và các hành (Saṅkhāra) bị diệt. Tam tướng của danh sắc cùng với nguyên nhân sanh ra nó phải được quán xét bằng thiền Vipassanā cho đến khi nào chứng đạt giai đoạn giác ngộ cao hơn là Tuệ Đạo (Magga) và Tuệ Quả (Phala).

Khi hành giả có thể tiến đến giai đoạn giác ngộ thông qua thực hành Vipassanā, điều đó có thể nói rằng hành giả đó đã hoàn thành Bát Thánh Đạo cả Hiệp thế lẫn Siêu thế. Hành giả đó cũng chứng ngộ được Tứ Diệu Đế bằng tuệ minh sát và chứng được Tuệ Đạo và Tuệ Quả

Sự Chuyển Hóa Lớn Nội Tâm Qua Thiền Vipassanā

Tuệ Vipassanā (Vipassanā Ñāṇa) có thể tạm thời diệt trừ được phiền não trong khi các Thánh Đạo Tuệ (Ariya Magga Ñāṇa) có thể nhổ tận gốc vĩnh viễn mọi phiền não ngủ ngầm. Trên hành trình thực hành tâm linh, khi một người tiến hóa đến sự thành tựu về Thánh Đạo, sự chuyển hóa lớn nhất sẽ diễn ra trong tâm theo nghĩa của sự trong sạch, trí tuệ, an tịnh, xả ly và an nhiên tự tại.

Nhấn mạnh vào điểm quan trọng về phát triển chuyển đổi nội tâm kỳ diệu, Đức Phật đã dạy chúng ta huấn luyện tâm trong bài kinh Đoạn Giảm (Salleka sutta)
Vậy, bây giờ chúng ta hãy cùng lắng nghe bài kinh Đoạn Giảm (Salleka sutta) mà nó làm lợi lạc một cách đáng ngạc nhiên cho sự tiến hóa và cải hóa cho tâm như sau

Kinh Đoạn Giảm Hay Là Con Đường Hoàn Thiện Tính Cách Và Thái Độ Tâm

1.               “Những kẻ khác có thể bị hôn trầm thụy miên chi phối, chúng ta ở đây sẽ không có hôn trầm thụy miên chi phối”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

2.               “Những kẻ khác có thể bị tâm trạo hối, chúng ta ở đây sẽ duy trì nội tâm an tịnh”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.


3.               “Những kẻ khác có thể nghi hoặc, chúng ta ở đây sẽ trừ diệt nghi hoặc về luật Nhân Quả và Tam Bảo như Phật, Pháp và Tăng”.

Khi một hành giả đạt được Tuệ Phân Biệt Nhân Duyên (Paccayapariggaha Ñāṇa), Tuệ minh sát có thể quán sát được các nhân sanh ra Danh Sắc, sự hoài nghi (Vicikicchā) nhờ đó sẽ được tạm thời diệt trừ. Nhưng khi một hành giả chứng đắc giai đoạn giác ngộ đầu tiên là Tu-đà-hoàn Đạo (Sotāpatti Magga) và Tu-đà-hoàn Quả (Sotāpatti Phala), tất cả hoài nghi (Vicikicchā) đều bị nhổ tận gốc. Do đó, anh ta phát triển niềm tin vững chắc đối với lời dạy Đức Thế Tôn. Đức Phật khuyên chúng ta phải tự thực hành để thành tựu lòng tin thật sự vững chắc này.

1.               “Những kẻ khác có thể phẫn nộ, chúng ta ở đây sẽ không có phẫn nộ”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

Vượt Qua Sân Hận bằng Thiền Định

Đức Phật dạy “Để vượt qua sân hận, người đó cần phải thực hành Thiền Tâm Từ” trong Phẩm Meghiya phần Cảm Hứng Ngữ trong kinh điển Pāli, tr 120. Do đó vị đó cần phải thấm đẫm tâm từ trong tâm của mình bằng cách hành thiền Tâm Từ (mettā). Khi một người thường hay sân hận, cho dù là một vị Tỷ-kheo, cái tên gọi là “Pabbajita”, nghĩa là người phấn đấu diệt trừ phiền não, sẽ không còn thích hợp với vị ấy nữa. Vì vậy ta phải biết cách làm thế nào để chế ngự được sân hận bằng thiền Định như đã nói trên.

Sân Hận và Thiền Vipassanā

Nếu một người hành thiền Vipassanā có thể sẽ có nhiều lần gặp phải những trường hợp không vui vẻ mà trong đó nguyên nhân làm cho mình bực mình là ai đó hay cái gì đó. Nếu gặp tình huống đó, đầu tiên hành giả nên quán chiếu Sắc Tứ đại ở người hoặc vật là nguyên nhân gây ra sân. Rồi bằng thiền Vipassanā, quán đặc tính tam tướng vốn có của Tứ đại trong cả người và vật nói trên. 

Điều này sẽ giúp phát triển Tuệ minh sát, không còn thấy theo khái niệm người hay vật gây ra sân hận. Thay vào đó, với cái nhìn rõ ràng của Vipassanā, hành giả sẽ chỉ thấy đó là một tập hợp của Danh và Sắc có đặc tính sanh diệt liên tục bất tận. Kết quả là, hành giả sẽ chỉ thấy các đặc tính của Tứ đại là Vô thường (Anicca), Khổ (Dukkha) (tiến trình sanh diệt liên tục), Vô ngã (Anatta) (không có thực thể vững bền nào kiểm soát tất cả các tiến trình này).

Nhận thức được rằng Tuệ Minh Sát có thể tạm thời làm nhẹ và diệt trừ các phiền não bao gồm sân hận. Vì Vipassanā có khả năng đoạn giảm hoặc diệt trừ phiền não, nên ta hãy dùng nước mát và trong được gọi là Vipassanā để rửa sạch tâm, nhờ thế tất cả chúng ta có thể vượt qua sân hận, chăm sóc cái tâm thực hành Vipassanā của chúng ta. Đây là những gì Đức Phật có gắng chỉ dạy chúng ta trong bài Pháp.

Thêm nữa, cơn giận có thể hoàn toàn bị diệt trừ thông qua thực hành thiền Vipassanā, khi một hành giả có được ba-la-mật quá khứ do nghiệp thiện, chứng đắc giai đoạn giác ngộ thứ ba gọi là Thánh Đạo A-na-hàm (Anāgāmi Magga) và Thánh Quả A-na-hàm (Anāgāmi Phala). Đây là thành tựu của một đại thiện tâm hoàn hảo thực sự.

Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu vào bài giảng sau đây.
1.               “Những kẻ khác có thể oán hận, chúng ta ở đây sẽ không có oán hận”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.
2.               “Những kẻ khác có thể vô ơn, chúng ta ở đây sẽ cố gắng biết ơn và trân trọng”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

3.               “Những kẻ khác có thể não hại, chúng ta ở đây sẽ không não hại”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.


4.               “Những kẻ khác có thể tật đố, chúng ta ở đây sẽ không tật đố”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.

5.               “Những kẻ khác có thể bỏn xẻn, ích kỷ, chúng ta ở đây sẽ không bỏn xẻn, không ích kỷ”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.


Những bất thiện tâm được đề cập ở trên như hận thù, trả thù, vô ơn, hống hách, não hại, thiếu khiêm tốn, ganh tỵ và bỏn xẻn đều là suối nguồn của sân hận. Ta có thể loại trừ những phiền não này bằng cách thực hành bốn đề mục thiền cao quý (bốn Phạm trú, Brahma Vihara) hay thiền Vipassanā trong khi cố gắng chứng ngộ Thánh Đạo và Thánh Quả (Tuệ Đạo và Tuệ Quả).

Thực ra, tinh thần kỷ luật và rèn luyện bằng hành thiền như thế có năng lực kỳ diệu để chuyển hóa tính cách và làm trong sạch tâm người.

1.               “Những kẻ khác có thể xảo trá (Māyāvi), chúng ta ở đây sẽ không xảo trá”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.


2.               “Những kẻ khác có thể khoe khoang, khoác lác, khoa trương (Sāṭheyya), chúng ta ở đây sẽ cố gắng chân thật và thẳng thắn”, thái độ thiện này cần phải được trưởng dưỡng trong chúng ta.