Thiền là gì? Thiền
là trở về với thực tại, là sống trong tỉnh thức, là kinh nghiệm nơi chính mình
để nhận biết hiện tại nó là. Mà nhận ra
được thân tâm là thấy được sự thật tuyệt đối, là Niết Bàn. Tuy nhiên, thực tế
không đơn giản như vậy đâu! Đã biết bao
nhiêu người tu thiền, mà có mấy ai sống tỉnh thức đâu? Nói vậy không có nghĩa là thấy khó mà không
làm. Nhờ tình trạng giác ngộ sâu xa, hành giả từ bỏ được cái tôi. Khi hành giả
bỏ đi cái “ TÔI”, một khi cái TÔI đã chết thì "đời sống" mới bắt đầu,
đó là một cuộc sống tự tại và an lạc.
Khi ngồi thiền ta thấy rõ thân nầy là không thật, tâm nầy
là không thật; những suy tưởng thương, ghét, buồn, giận, vui… cũng là những niệm
khởi, do bởi vô minh mà ta đã nhận chúng làm mình. Khi đã thiền rồi thì ta thấy rõ rằng cái gì
không động và thường hằng mới thật là chân tâm, cái gì dao động không thực đều
là phóng tâm. Thấy rõ như vậy thì những
niệm khởi đều là không thật, cần phải buông xả, không theo. Niệm dấy lên là phóng tâm nên ta phải luôn tỉnh
thức để đừng nhận nó, cũng đừng theo nó.
Ta phải làm gì khi đang ngồi thiền mà niệm cứ dấy
lên? Khi đang ngồi thiền mà niệm cứ dấy
lên ta đừng sợ; cứ để chúng đến. Chúng đến
không ai mời, không ai giữ, cũng không ai đuổi.
Trên đường đi của một người theo dõi tâm, chó sủa mặc chó, đường ta, ta
cứ đi. Hãy luôn nhớ lời dạy của Đức Từ
Phụ trong Kinh.
Với người theo dõi tâm chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ vì chạy
theo niệm mà giác ngộ chậm đi thôi. Niệm
khởi mà theo là vướng; niệm khởi mà cầm niệm ở lại chơi là vướng; niệm khởi mà
cứ lây quây lo đuổi niệm cũng là vướng.
Chính những cái vướng nầy nó làm cho ta giác ngộ chậm đi. Với người theo dõi tâm, chó sủa mặc chó, chứ
không bao giờ ngoảnh đầu lại hỏi coi chó nhà ai sủa; một khi ngoảnh lại hỏi thì
đến nơi chậm hơn là cái chắc rồi.
Với người theo dõi tâm, mỗi lần niệm khởi là mỗi cơ hội
cho ta sống tỉnh thức; cứ niệm khởi liền hay biết; hay biết tức niệm diệt. Cứ
như thế mà từng sát na, từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày và mãi mãi ta
sống tỉnh thức… Hay biết cho đến khi niệm thưa dần và dứt hẳn. Ai cũng biết nói dễ làm khó. Là Phật tử chân chánh, hễ nói dễ thì làm cũng
dễ. Hãy kiên trì thanh lọc, thanh lọc
mãi cho đến khi nước trong, gạo trắng mới thôi.
Một hành giả đã từng diễn tả lại khi tập luyện khi ngồi
nhắm mắt và cảm nhận như sau:
"Tôi cảm nhận sự hiện diện của tất cả mọi người,
những động vật xung quanh, một bầu không khí thái bình, một sự yên tịnh không tả
nổi. Tôi đứng bên cạnh họ với một tâm trạng vô tư, hoàn toàn không quen biết,
nhưng với một tình thương ấm áp. Tâm trạng này không dễ miêu tả bởi vì nó quá
đơn giản, quá tự nhiên. Tôi chỉ cầu mong nhớ lại được trạng thái này trước khi
tôi qua đời.