Một nguyên nhân khác đưa đến đau khổ
(Dukkha) mà không ai có thể tránh là cảnh sanh tử biệt-ly, bởi vì chết
là nghìn thu vĩnh biệt. Trên bước thênh thang trong vòng luân hồi đã bao lần ta
chết và đã bao lần ta khóc cái chết của một người thân. Hãy lắng nghe đạo hữu
Huỳnh Thanh Long ngỏ lời nhắn nhủ người khách lữ hành đang lạc lối giữa rừng:
"Hỡi người khách lữ hành
trên cõi thế
Ði lang thang vô định đã bao đời!
Vòng tử sanh sanh tử, nẻo luân hồi
Trong Tam Giới xoay đi rồi chuyển lại!
Vô lượng kiếp khóc cha rồi khóc mẹ
Khóc vợ con, quyến thuộc kẻ thân yêu
Khóc cửa nhà, tài sản sớm tiêu điều!
Từ vô thỉ khóc than bao cảnh khổ
Những giọt lệ đắng cay người đã đổ
Còn nhiều hơn nước mặn khắp trùng dương!
Hỡi người khách lữ hành trên cõi thế
Ði lang thang vô định đã bao đời!
Vòng tử sanh sanh tử, nẻo luân hồi
Trong Tam Giới kiếp này rồi kiếp khác!
Từ vô thỉ mỗi đời người bỏ xác
Khắp địa cầu phủ trắng đống xương khô!
..."
Ði lang thang vô định đã bao đời!
Vòng tử sanh sanh tử, nẻo luân hồi
Trong Tam Giới xoay đi rồi chuyển lại!
Vô lượng kiếp khóc cha rồi khóc mẹ
Khóc vợ con, quyến thuộc kẻ thân yêu
Khóc cửa nhà, tài sản sớm tiêu điều!
Từ vô thỉ khóc than bao cảnh khổ
Những giọt lệ đắng cay người đã đổ
Còn nhiều hơn nước mặn khắp trùng dương!
Hỡi người khách lữ hành trên cõi thế
Ði lang thang vô định đã bao đời!
Vòng tử sanh sanh tử, nẻo luân hồi
Trong Tam Giới kiếp này rồi kiếp khác!
Từ vô thỉ mỗi đời người bỏ xác
Khắp địa cầu phủ trắng đống xương khô!
..."
Sanh, Trụ, Diệt là định luật chung
của muôn loài vạn-vật. Trong thế-gian hiện tượng này có cái chi luôn luôn tồn
tại? Có cuộc sum hợp nào mãi mãi vững bền? Có cuộc sống nào không đi dần đến
cái chết? Cứng rắn như sắt đá, to lớn như hành tinh, hung dữ như ác thú, khôn
ngoan như loài người, tất cả đều phải hoại diệt. Cũng như từ cành cây có nhiều
trái rơi rụng, trái non có, trái già có, trái chín mùi có, cùng thế ấy, từ cành
cây của đời sống ta có thể rơi lìa bất luận ở lứa tuổi nào, từ sơ sinh, thiếu
sinh, tráng sinh, vv... chí đến khi niên cao tuổi lớn. Già chết, trẻ chết, giàu
sang chết, quyền quý chết, bần hàn chết, tối tăm ngu muội chết, thông minh sáng
suốt chết... cái chết không dành riêng cho một người, một gia đình, một xóm
làng, một quốc gia hay dân tộc nào mà đó là số phần của tất cả mọi chúng sanh
trong Tam-Giới, từ Dục-Giới, Sắc-Giới đến Vô-Sắc-Giới, từ hạng ngạ quỷ, cầm
thú, đến Chư-Thiên, Chư Phạm-Thiên.
Chúng ta bước vào đời và trưởng thành giữa
những người thân yêu: nào cha mẹ, ông bà, nào cô bác, cậu dì, nào anh chị em,
nào thân bằng quyến thuộc, thầy cô, xóm giềng, vv... Chúng ta thương yên nhau,
vui cười với nhau, rồi lần lượt mỗi người ra đi một ngã, tùy theo cái nghiệp
của mình. Ðến như thế nào, ra đi đường thế ấy. Chúng ta đến một thân một mình,
với hai bàn tay trắng. Cũng một thân một mình chúng ta sẽ ra đi với hai bàn tay
không.
Ðối với phần đông chúng ta, chết là
diễn biến đau khổ trọng đại nhất trên đời vì chúng ta suy tư sai lạc. Trong
thực tế cái chết không giống như một chằng tinh hung dữ ẩn núp đâu đây trong
lùm bụi, bên đường, chực hờ lúc ta trờ tới là chụp lấy ăn thịt. Cái mà ta gọi
là chết chỉ là cái gì đã xảy đến ta vô số lần trong kiếp sống, chỉ khác ở một
điểm là lần này hiện tượng chết biểu lộ dưới một hình thức hiển hiện hơn. Sách
Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi Magga) dạy rằng trong ý nghĩa cùng tột, chúng
sanh chỉ sống trong thời gian của một chập tư-tưởng (chập tư-tưởng hay sát-na
tâm, được giải thích là một phần triệu triệu của khoảng thời gian một cái
chớp):
"Tựa hồ như bánh xe lăn trên
mặt đất, trong mỗi điểm thời gian vòng bánh xe chỉ chấm đất ở một điểm. Cùng
thế ấy, kiếp sống của chúng sanh chỉ tồn tại trong khoảnh khắc của một chập
tư-tưởng hay như ta thường gọi một sát-na tâm. Khi chập tư-tưởng ấy chấm dứt,
chúng ta nói rằng chúng sanh ấy chấm dứt".
Như vậy, trong từng khoảnh khắc của
kiếp sống chúng ta đang chết và đang tái sanh. Vì mê muội, không phân biệt được
bản chất của cái chết tạm thời trong mỗi khoảnh khắc nên chúng ta lo sợ một cái
chết đặc biệt, xảy đến vào phút cuối cùng của kiếp sống, mà không thấy rằng đó
chỉ là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Trong câu chuyện kể
trên, cái chết được hình dung như thớt voi luôn luôn theo bén gót người đi lang
thang bất định giữa khu rừng bát ngát mênh mông của đời sống".
Sanh, già, bệnh, chết là những cái
khổ mà mặc dầu không ai tránh khỏi, chỉ đến với ta vào giai đoạn nào. Ta chỉ
sanh ra và chết một lần, chỉ trở nên già nua vào lúc xế chiều của cuộc sống và
trừ phi phải bị một chứng bệnh kinh niên bất khả trị, ta chỉ lâm bệnh từng lúc.
Nhưng còn những đau khổ khác có tánh cách thường xuyên hơn, được Ðức-Phật mô tả
trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân như sau:
"... sống chung với người mình
không ưa thích là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là
khổ. Tóm lại, bám níu vào thân ngũ-uẩn là khổ".
Ðó là những phiền phức và đau khổ
khác không ngớt ve vãn để phá tan tình trạng an-lạc của ta. Trong câu chuyện là
bầy ong không ngừng bay vù vù bao phủ khách lữ hành đang lạc lối trên cõi thế.
Phải sống chung với người mình không
ưa thích là một điều khổ. Chung sống với một người điên, với kẻ sát nhân hung
bạo tàn ác, với một tên trộm luôn luôn chực hờ để đánh cắp một vật gì của mình,
với người có tánh lăng loàn lang chạ, người gian dối, thô lổ cộc cằn, người có
tính đâm thọc, đem chuyện đầu kia về dèm pha ở đầu này, sống với người say sưa,
hư hèn mất nết, vv... đều là khổ. Vã lại "người mình không ưa thích"
ở đây có thể là một con thú, hay một vật làm cho mình khó chịu, cũng có thể là
thời tiết quá lạnh hay quá nóng, hoặc nữa là một công việc làm để sinh sống mà
mình không thích. Tất cả những hoàn cảnh ấy đều là nguyên nhân đưa đến đau
khổ".
Cùng một thế ấy, phải xa lìa người
thân kẻ yêu là nguyên nhân gây đau khổ khác không thể tránh. Con xa cha mẹ, cha
mẹ xa con, chồng lìa vợ, vợ lìa chồng, bạn bè xa cách, quyến thuộc chia lìa đều
là khổ. Nhưng có hợp là có tan, đó là lẽ tự nhiên. Cảnh sum hợp trên thế-gian
là tạm bợ. Và đời sống của chúng ta, gặp gỡ nhau trên thế-gian cũng chỉ là tạm
thời. Tất cả những mối liên hệ trong gia đình, trong xã-hội, như cha mẹ, anh
em, chồng vợ, bạn bè quyến thuộc, vv... tất cả đều tạm bợ. Nếu trong trường hợp
trên: sống với người không ưa thích, chúng ta bị thương tích vì mũi tên có tẩm
thuốc độc "Sân hận" thì ở trường hợp này, xa lìa người thân yêu mũi
tên bắn vào mình ta lại tẩm thuốc độc "Tham ái". Chúng ta mến yêu,
muốn mãi mãi sống một bên những người, những sinh vật, hay những vật dụng mà ta
thương mến hay ưa thích, nhưng rồi tham vọng ấy không được thỏa mãn trọn vẹn và
chúng ta thất vọng và đau khổ.
Trong một thế-gian mà tính khát khao tham muốn
và gắn bó luyến ái luôn luôn ngự trị và cảnh phân tán chia lìa là điều không
thể tránh thì làm thế nào chúng ta có thể vượt thoát ra khỏi được hai hình thức
đau khổ này? Chúng ta hằng ngày lặn hụp bơi lội trong biển vô-thường và trong
lúc ấy, chính chúng ta cũng không ngừng biến đổi, thì chắc chắn là chúng ta
phải chịu hai loại đau khổ thường xuyên này.
Như vậy, bằng cách này hay cách
khác, chúng ta không thể tránh khỏi cảnh "mong muốn mà không được".
Ðiều mong ước mà không thành tựu làm cho ta đau khổ. Trái lại, những cảnh ngộ
nghịch lòng hay những điều mà ta ít mong mỏi nhất lắm khi đến với ta một cách đột
ngột. Những trường hợp nghịch cảnh tương tợ trở thành không thể chịu đựng nổi
và đau khổ đến đổi vài người yếu tánh và kém hiểu biết phải nghĩ đến việc quyên
sinh, tưởng chừng như chết là giải quyết mọi vấn đề đau khổ. Về điểm này
Ðức-Phật dạy rằng chúng sanh phải chịu cảnh già, bệnh, chết, phiền muộn, ta
thán, đau đớn, âu sầu và tuyệt vọng và mong muốn: phải chi ta khỏi bị cảnh già,
bệnh, chết, phiền muộn, ta thán, đau đớn, âu sầu và tuyệt vọng! Phải chi những
hoàn cảnh bất hạnh kia đừng bao giờ đến với ta! Nhưng, không phải chỉ bằng cách
mong muốn suông mà ta có thể chận đứng, làm cho những hoàn cảnh bất hạnh ấy
không đến với ta. Và điều ước muốn mà không thành tựu là nguyên nhân đưa đến
đau khổ.
Ðức-Phật nhiều lần nhấn mạnh rằng
mong ước suông không thể bảo vệ chúng ta. Ðường lối duy nhất để thoát khỏi đau
khổ là thực hành Giáo-pháp và phát triển tuệ minh-sát.
Giờ đây, để chấm dứt đoạn mô tả đau
khổ (Dukkha) Ðức-Phật dạy:
"... Sankhittena
Pancupãdãnakkhandhã Dukkha" có nghĩa "tóm tắt, ngũ-uẩn thủ là khổ".
Ngũ-uẩn thủ ở đây là sự bám níu
(thủ:Upãdãna) vào ngũ-uẩn (Pancãkkhandhã), hay năm nhóm bám níu.
Như vậy, bám níu vào ngũ-uẩn là khổ. Ðây là sắc thái tế nhị nhất của khổ (Dukkha)
và cũng là sắc thái bền bỉ dính liền và gần gủi với chúng ta nhất. Năm nhóm bám
níu này tức: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức... là những thành phần cấu hợp nên
chúng sanh. Do nghiệp tạo trong tiền kiếp, chúng ta đã bám níu vào ngũ-uẩn từ
thủa bắt đầu kiếp sống hiện tại. Và trong kiếp sống hiện tại ta tiếp tục tạo
nghiệp bằng cách luôn luôn ham muốn, khát khao hoặc ghét bỏ, xua đuổi điều này
vật nọ. Cả hai trường hợp đều là hình thức bám níu khác nhau, vì ghét bỏ, xua
đuổi là ham muốn khát khao, tức bám níu, cái ngược lại. Nhưng bản chất của cái
mà ta bám níu, ngũ-uẩn, là bất ổn định, không ngừng sanh rồi diệt và như vậy
bám níu vào nó không khác nào dơ tay nắm lấy một nắm nước và mong rằng nước sẽ
ở lại mãi mãi trong tay. Chắc chắn là ta phải thất vọng. Ðiểm này sẽ được đề
cập đến ở đoạn hành-khổ (Sankhãra Dukkhatã).
Trên đây là phần đen tối của cuộc
sống mà chúng ta đang sống. Tuy nhiên, trong khu rừng của đời sống không phải
chỉ có chông gai và đá nhọn. Thỉnh thoảng ta cũng gặp một vài bông hoa tươi
đẹp, một vài kỳ hoa dị thảo, hay một vài giọt mật ngọt ngào. Chính những giọt
mật hiếm hoi ấy làm cho ta say đắm, quên hẳn mọi sầu khổ và hiểm nguy. Và trong
khi chúng ta mãi mê thọ hưởng giọt mật thì hai con chuột, một trắng, một đen,
tượng trưng ngày và đêm, không ngừng gặm nhấm sợi dây. Mỗi ngày qua đưa ta đến
gần cái chết hơn một ngày. Mỗi đêm qua đưa chúng ta đến gần cái chết hơn một
đêm.
Giáo-lý của Ðức-Phật đặt trọng tâm
vào sự đau khổ (Dukkha) và nhằm chấm dứt đau khổ. Trong khi dạy rằng đau
khổ (Dukkha) là đặc tánh nổi bật nhất của đời sống Phật-giáo nhìn Dukkha
dưới ba sắc thái:
a) Khổ-Khổ (Dukkha-Dukkhatã ):
Ðời sống hiển nhiên là đau khổ, sự đau khổ hiển nhiên mà mọi người đều có thể
trông thấy.
b) Vô-Thường-Khổ (Viparinãma-Dukkhatã
): Ðau khổ vì vô-thường. Viparinãma là thay đổi, biến chuyển, thay
hình đổi dạng. Bản thể của đời sống là đau khổ vì bản thể của vạn pháp là
vô-thường.
c) Hành-Khổ (Sankhãra-Dukkhatã ):
Ðau khổ vốn dính liền, cố hữu với chúng sanh trong sự cấu thành của chúng sanh.
Chính bản chất của chúng sanh là đau khổ. Tự chúng sanh là đau khổ. Chính
ngũ-uẩn là đau khổ.