Monday, July 13, 2015

Khi con ngồi thường hay bị tê nhức, con nên ngồi như thế nào?



Trong thân này, thọ khởi lên bao nhiêu thì khởi: đau nhức, mỏi, tê, ngứa ngáy, khó chịu…, những thọ này xin đừng để ý đến. Chỉ chú ý đến HTV-HTR mà thôi. Hơi thở đang vào – hơi thở đang ra. Hãy nhớ, tất cả những cảm thọ sinh khởi trên thân xin đừng để ý đến. HTV và HTR: chỉ có hai điều đó là đáng chú ý nhận biết đến mà thôi. Nếu để ý đến các cảm thọ trên… thì các cảm thọ sẽ xuất hiện mỗi lúc một nhiều hơn và làm phiền, quấy rầy việc chú ý nhận biết hơi thở của hành giả. Chỉ để ý đến HTV-HTR mà thôi. Nếu cứ tiếp tục theo dõi HTV-HTR như vậy, các cảm thọ sẽ dần dần loại trừ. Cuối cùng trong việc thực hành Niệm hơi thở, các cảm thọ đó sẽ không còn xuất hiện nữa. Nếu không để ý đến chuyện: “Tôi đang ngứa, tôi đau nhức, tôi mỏi…” thì ngứa ngáy, đau nhức, tê mỏi sẽ không tiếp tục gia tăng. Tất cả các cảm thọ đã ngưng bặt do việc duy trì liên tục sự chú ý nhận biết đến hơi thở. Hãy nhớ để có thể làm ngưng các cảm thọ đó chỉ có việc để ý đến HTV-HTR mà thôi.


Tư Thế ngồi:

1.       Không nên đặt chân này chèn lên chân kia, nếu đặt chân này chèn chân kia sẽ không ngồi lâu được.

2.       Lưng giữ thẳng.


3.       Đầu không gục về phía trước, không ngã ra phía sau, chỉ nhìn thẳng về phía trước.

4.       Mắt nhắm không chặt quá, chỉ nhẹ nhàng nhắm lại.


5.       Tay phải đặt lên tay trái, hai ngón cái chạm vào nhau. (hoặc ngược lại tuỳ ý)

6.       Giữ Tâm thư thái, nhẹ nhàng, an tĩnh, sáng suốt.


7.       “Tâm của tôi đang thư thái, nhẹ nhàng, an tĩnh, sáng suốt, chẳng còn chút lo âu, buồn bực, thất vọng, sợ hãi nào. Với tâm an tĩnh nhẹ nhàng sáng suốt như vậy, tôi sẽ hướng tâm đến HTV-HTR, Phương pháp Niệm hơi thở này là Phương pháp của Bao đời chư Phật từ trong quá khứ đến vị lai. Tôi ý thức rất rõ tôi đang thư thái, an tĩnh, sáng suốt thực hành phương pháp thiền của Chư Phật. Tôi sẽ thực hành đúng đắn phương pháp ấy.” vị ấy khởi niệm như vậy.


+ Các kết quả, lợi ích của phương pháp Niệm hơi thở: Có 5
1.       Tâm trong sạch, thanh tịnh
2.       Lo âu, buồn bực, thất vọng, căng thẳng sẽ biến mất
3.       Thọ khổ về thân, thọ khổ về tâm sẽ chấm dứt
4.       Sinh khởi các loại trí
5.       Chứng ngộ được Niết-bàn
Hay còn gọi là sẽ chứng ngộ được Niết-bàn với 5 quả báu.


Sādhu! Sādhu! Lành thay!