Wednesday, July 8, 2015

MỘT SỐ ĐIỀU LIÊN QUAN CHO VIỆC HỘ TĂNG




KIẾN THỨC DÀNH CHO NHỮNG CƯ SĨ HỘ GIỚI

Lời nói đầu.

Đây là những điều mà tôi đã nghe từ thầy tổ và ghi lại cho quí vị. Khi chúng ta luận bàn về Pháp, chúng ta không nên chỉ trích, mà nên nói theo những gì đã được ghi lại trong Kinh Điển và Chú giải Pali, với mục đích tự giải thoát mình khỏi sự khổ đau của vòng luân hồi (samsara). Chúng ta nên nói sự thực. Cũng như khi chúng ta luận bàn về những điểm của Giới Luật (vinaya) chúng ta nên nói theo những gì đã được Đức Phật đề ra, và không bao giờ có ý định chỉ trích những vị tỳ-kheo không giữ giới luật một cách đúng đắn. Nếu bất cứ khi nào chúng ta luận bàn giới luật mà có ý định chỉ trích, thời sẽ không còn một cuộc luận bàn giới luật nào nữa và cũng không ai còn có thể học luật được nữa. Cũng vậy, chúng ta luận bàn Pháp không vì mục đích chỉ trích mà vì muốn tiêu diệt những phiền não của chúng ta và chứng đắc Niết-bàn, như đã được Đức Phật nói rõ trong kinh Đại Niệm Xứ  (Mahasatipatthana Sutta). Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp Sư

    PHƯƠNG PHÁP DÂNG CÚNG VẬT DỤNG
Những người Thiện tín, nếu có lòng thành kính đem lễ vật dâng cúng đến Chư Tăng, trước phải thông hiểu theo phép ấy, và vâng giữ làm y theo, mới được trọn phước.

Trong Luật này có dạy Thầy Tỳ-khưu, nếu thọ lãnh vật dụng của Thiện nam, Tín nữ đem dâng cúng phải hiệp theo 5 lẽ sau này:

     Những vật dụng của Thiện tín bố thí, nếu Thầy Tỳ-khưu muốn cần dùng, chỉ được phép thọ lãnh nhiều lắm là đủ sức cho người bực trung gánh vác nổi thôi.

     Thí chủ phải vào quì dâng cách xa thầy Tỳ-khưu một hắc, hoặc 1 hắc 1 gang.

     Trong lúc dâng cúng, thí chủ phải nghiêng mình cung kính.

     Những kẻ thí chủ là Trời, hoặc người, chẳng phải là thú.

     Thầy Tỳ-khưu tự mình thọ lãnh, bằng tay hoặc dùng khăn, hoặc y tắm đưa ra để thọ lãnh.

Những thực phẩm sắm để bố thí đến Chư Tăng để dâng qua ngày sau, chẳng nên dâng cúng đến tay Tăng, nhưng được phép giao cho người coi tài vật cho Tăng dâng cúng thế cho mình, mình cũng được phước vậy.
Quý vị có biết rằng Đức Phật không cho phép các tu sĩ và Sadi nhận tiền bạc?
Chắc chắn là quý vị đã để ý thấy đại đa số các tu sĩ nhận và sử dụng tiền bạc. Đây là một trong những yếu tố sẽ dẫn tới việc Giáo Pháp của Đức Phật biến mất. Quý vị có thể góp phần để duy trì Phật Pháp được tồn tại bằng cách học tập cách cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép.
Trong mục này chúng ta sẽ liệt kê những điểm chính mà một cư sĩ nên ghi nhớ để một tu sĩ (Tỳ khưu) có thể có được những vật dụng cần thiết mà không vi phạm những giới luật của Vinaya.

1- Không bao giờ cúng dường tiền cho các Tỳ khưu, nhưng chỉ cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép chẳng hạn như các bộ y, thuốc men, sách, hay phương tiện di chuyển vé để đi lại. Nếu quý vị không chắc chắn về những gì một Tỳ khưu cần có thì quý vị có thể hỏi họ, hoặc mời họ yêu cầu quý vị nếu họ cần thứ gì đó mà quý vị có đủ khả năng cúng dường.

2- Một ngân quỹ dành để mua những vật dụng cần thiết có thể được để lại cho một kappiya (người phục vụ cho một Tỳ khưu) và ông ta nên được chỉ dẫn để mua và cúng dường những vật dụng cần thiết cho một Tỳ khưu, một nhóm Tỳ khưu, hay Tăng đoàn của một tu viện. Đừng hỏi Tỳ khưu: ‘Nên trao số tiền này cho ai?’ Nếu quý vị hỏi theo cách này thì một Tỳ khưu không được phép chỉ rõ một kappiya. Chỉ nên nói: ‘Thưa Sư, con muốn cúng dường những vật dụng cần thiết cho Sư. Ai là kappiya của Sư?’

3- Khi đã cho kappiya biết, quý vị thông báo cho Tỳ khưu bằng cách nói: ‘Con đã để lại một số tứ vật dụng (món tiền) trị giá ‘x’ đô la cho kappiya của Sư. Khi Sư cần những vật dụng cần thiết Sư cứ hỏi họ và họ sẽ dâng cho Sư những vật dụng đó.’

4- Tỳ khưu không được phép trực tiếp nhận tiền bạc. Người muốn cúng dường phải nói trước: “Ai là người kappiya (thị giả, hộ Tăng) cho sư?”. Sau khi gửi tiền cho người kappiya, quay lại tác bạch rằng: “Con đã cúng dường tứ vật dụng cho sư trị giá…., đã gửi cho người thị giả của sư cất giữ. Xin thỉnh sư xử dụng khi có yêu cầu”.

5- NHỮNG ĐIỀU CƯ SĨ NÊN BIẾT VỀ BIKKHU
      VÀ TIỀN / VÀNG / BẠC

1.)   Những nhân tố quyết định của Giáo Pháp:
“ Vinayo nāma Sasanassa āyu “ có nghĩa : Vinaya là nhân tố quyết định của Giáo pháp.” Điều này đã được các vị đại trưởng lão tuyên bố rõ ràng vào các kỳ kết tập của Phật giáo. Như vậy chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng rất lớn của Vinaya trong Giáo pháp. Theo Vinaya, các vị tỳ kheo không được phép nhận tiền / vàng / bạc dưới mọi hình thức, theo mọi cách. Tuy vậy, Đức Phật cho phép việc nhận vật chất, những thứ cần thiết trích từ tiền / vàng / bạc.

2.)   Việc xảy ra trong thời Đức Phật còn tại thế :
Lần nọ, một quý ông đứng đắn tên Manicuḷaka hỏi Đức Phật xem thử việc ông ta tuyên bố trong một buổi họp rằng :” Các vị tỳ khưu không nên nhận tiền cúng dường.” đúng hay không? Đức Phật trả lời :” Này trưởng lão, quả thật những gì ông tuyên bố là đúng đắn. Các vị tỳ khưu không nên nhận tiền. Nếu tiền là hợp lệ/ được cho phép cũng như cho phép hưởng thọ ngũ dục ( bao gồm việc có vợ và con ). Người nào nhận tiền / vàng / bạc không phải là một vị tỳ khưu thật sự : người ấy không được xem là người con của thái tử dòng họ Sakya (Đức Phật )”.

Tuy nhiên, mái chùa bị dột nát hay những hư hại khác, do vậy, vị tỳ khưu được cho phép đắp y và đi vào trong thị trấn , làng mạc để nhận cỏ, rơm, rạ và những vật khác theo cùng cách họ được nhận đồ khất thực. Nếu lúc đó, tín chủ hiểu biết nên hỏi:” Thưa Ngài, Ngài cần gì ạ?” thì vị tỳ khưu được phép hỏi xin cỏ, tranh, rơm, rạ, .
. v.v. những thứ cần thiết. Vị tỳ khưu không nên hỏi hoặc nói mé để nhận tiền / vàng / bạc. Đức Phật đã tuyên bố như vậy ( Gāmaṇi Saṁyutta Pāḷi, 509-510 )

[ Nếu trong khi đứng trước tín chủ mà họ không hỏi gì, về phần vị tỳ khưu không nên yêu cầu bất cứ thứ gì ( trừ khi vị tỳ khưu bị bệnh, vị ấy có quyền xin thuốc phù hợp để chữa bệnh của mình ). Bằng không vị ấy chỉ đơn giản đi đến và dừng lại trước nhà của tín chủ kế tiếp ]. 

3.)   Từ chối việc cúng dường tiền / vàng / bạc :
Nghĩa vụ bất cứ vị tỳ khưu nào là thể hiện rõ ràng việc từ chối nhận tiền / vàng / bạc bằng lời nói hay bằng hành động. Cũng vậy, vị tỳ khưu không nên chỉ chỗ thuận tiện / an toàn để đặt vật cúng dường này, vị ấy cũng không nên chỉ kappiya để nhận của cúng dường. [ Ngay cả khi một vị không có lòng mong muốn hay có ý muốn hưởng thụ của cúng dường như thế , thất bại trong việc thực hiện từ chối bằng lời nói / hành động / thái độ tương đương với phạm lỗi dukkata ].

4.)   Những cách cúng dường tiền/ vàng / bạc không thích hợp:
Những cách trình bày tác bạch việc cúng dường tiền / vàng / bạc như :
- Con / Chúng con muốn cúng dường 1.000dollar/Kyat/baht . . . hay
- Con / Chúng con muốn cúng dường 1.000dollar/Kyat/bahṭ . . . cho những vật dụng cần thiết hợp pháp . . . hay
- Con / Chúng con muốn cúng dường 1.000 vatthu hay
- Con / Chúng con muốn cúng dường 1.000 navakamma.

Những cách trình bày như vậy đều không thích hợp / hợp lệ [ngay cả khi cụm từ “những vật dụng cần thiết được xử dụng “, những cụm từ thích hợp ( đơn vị tiền bạc ) trị giá  (những thứ cần thiết cho vị tỳ khưu )/( những thứ cần thiết cho vị tỳ khưu ) trị giá ( đơn vị tiền bạc ) chưa được bày tỏ, và như vậy, ám chỉ việc trực tiếp đề cập đến tiền / vàng / bạc ].

5.)   Những cách cúng dường những vật cần thiết có giá trị bằng tiền / vàng/ bạc:
Trong lúc cúng dường, đích thân thí chủ phải nói :
 -“ Thưa Ngài, vui lòng nhận của con việc cúng dường những vật dụng cần thiết                                          
      hợp pháp của vị tỳ khưu trị giá ( . . . dollar/ . . . ) bất cứ khi nào Ngài muốn “ hay
-“ Thưa Ngài, vui lòng nhận của con việc cúng dường tứ sự ( vật dụng cần thiết )  của tỳ khưu hợp pháp trị giá ( . . . dollar /. . .)
hay
-“ Con đã gửi cho kappiya của Ngài vật dụng cần thiết hợp pháp của vị tỳ khưu trị giá ( . . .dollar/ . . .) Ngài vui lòng hỏi người ấy vật dụng cần thiết hợp pháp của vị tỳ khưu khi nào Ngài cần / muốn “.

Nếu việc cúng dường diễn ra đúng như vậy, việc cúng dường là hợp pháp và được nhận không quá giá trị đã được cúng dường.

Nếu thí chủ nói rằng :”Thưa Ngài, con muốn cúng dường vật dụng cần thiết hợp pháp của vị tỳ khưu có trị giá từ tiền / vàng/ bạc này “ hay “ Con muốn cúng dường cho navakamma. Vui lòng cho con biết kappiya.

Vui lòng chỉ cho con chổ cất an toàn / thích hợp”. Khi đó, vị tỳ khưu có thể chỉ vị kappiya và/ hay nơi thích hợp. Khi làm như vậy, vị tỳ khưu chỉ được phép nói :” Người như vậy là kappiya” hay “ Chổ như vậy là an toàn “. Vị ấy không được phép nói :” Đưa nó cho người như vậy “ hay “ Để người như vậy giữ nó” hay “ Để nó ở chổ như vậy “.

Nếu một tín chủ nói rằng :”Thưa Ngài , xin Ngài xem con như người hộ độ những vật dụng cần thiết cho Ngài “. Vị tỳ khưu cần phải xem người đó đơn giản như ý nghĩa đã được đề cập, vị ấy không được phép đòi bất cứ vật dụng cần thiết nào.
Nếu tín chủ / thí chủ nói :” Thưa Ngài, vui lòng xem con như người hộ độ những vật dụng cần thiết cho Ngài. Vui lòng hỏi những thứ cần thiết hợp pháp khi Ngài cần đến “. Chỉ khi đó, vị tỳ khưu mới được quyền hỏi những thứ cần thiết.

Ghi Chú:
Nếu tín chủ mong muốn hộ độ Tăng Già đúng pháp và Luật, họ cần phải học và hành cách thức hợp pháp / hữu dụng để cúng dường  tiền / vàng / bạc. Phải biết rằng một vị tỳ khưu, vì không biết, nhận những thứ cần thiết trích từ tiền / vàng / bạc được cúng dường không hợp lệ ( với những lời tác bạch không chính xác ), vị đó phạm những lỗi có thể đưa vị đó tái sinh vào ác đạo ( Sārattha – 3-374 ).

Nên ghi chú rằng séc, thẻ tín dụng, phiếu gửi tiền, hối phiếu, sổ tiết kiệm, và số tài khoản đều được xếp vào loại tiền / vàng / bạc.

Do đó, tín chủ phải cẩn thận đến mức tối đa khi cúng dường những thứ cần thiết có liên quan đến tiền / vàng / bạc bằng ngôn ngữ, lời nói. Như vậy, không chỉ các vị tỳ khưu tránh khỏi phạm giới, mà các tín chủ còn được tận hưởng quả của việc bố thí của họ trong hiện tại cũng như trong vòng sinh tử luận hồi ./.


6- Được phép xin hoặc yêu cầu người thân trong gia đình trong phạm vi 7 đời hoặc người đã thỉnh mời.

7- Thí chủ có thể yêu cầu được hộ độ theo kỳ hạn hoặc không kỳ hạn. ( Kỳ hạn = Bốn tháng ) ( Không kỳ hạn = Không hạn chế thời gian ). Chỉ được phép xin vật dụng theo hạn định (Mahānāma).

8- Rủ Tỳ-khưu ni đi chung thuyền (nāvābhirūhana). Hoặc rủ phụ nữ đi chung (samvidhāra). Tỳ-khưu rủ phụ nữ đi chung đường cùng nhau, dầu chỉ đi qua khỏi xóm cũng phạm tội.


9- Không chạm trực tiếp hoặc gián tiếp vào tỳ kheo.

10- Tỳ kheo không được phép ngồi chung với người nữ trong chỗ khuất mắt (rahonisajja).

11- Không được ở chung mái nhà với người nữ dù có tường ngăn hoặc lối đi riêng. Nằm chung trong chỗ kín lần thứ nhì (dutiyasahaseyya). Dầu nằm chung với phụ nữ mới sanh 1 ngày cũng phạm tội.

  12- Đào đất (pathāvīkhanana). Tỳ-khưu đào đất, hoặc dạy người khác đào đất bằng lời không nên, phạm tội.
13- Có 8 thứ vật dụng căn bản của một vị sư: Tam Y (Y thượng, Y nội, và Tăng già lê), bát, dao cạo, kim chỉ, dây lưng và đồ lọc nước.

14- Một vị Tỳ kheo thanh tịnh không giữ tiền, không kêu gọi, không than thở.

15- Tỳ kheo được phép xả đồ không dùng đến cho bố mẹ hoặc người hộ Tăng (kappiya).

16- Một vị sư đang nhập hạ được phép đi không quá 7 ngày nếu có việc, có thể yêu cầu: “Xin thỉnh sư đến nói Pháp”, như vậy thì sư sẽ được ra đi hợp lệ.

17- Thuốc trị bệnh có thành phần đường chỉ được giữ tối đa 7 ngày. Không có đường được giữ hết đời.

18- Không dùng các từ như:”cơm, bánh” hoặc tên các món ăn cụ thể khi thỉnh mời các vị sư trai Tăng; (có thể nói như sau: “Xin thỉnh sư thọ thực (bữa sáng, bữa trưa)”; hay vỏn vẹn: “Xin thỉnh sư (đi) thọ thực”.

19- Tất cả các đồ ăn uống đều phải được dâng. Trừ ra tăm và nước trắng (dantapona).Tỳ-khưu dầu thọ vật nhỏ nhem bằng cát bụi mà họ không dâng, thì phạm tội, đã ăn vào khỏi cổ, phạm tội. Nước trắng không cần dâng, được phép dùng tuỳ thích. Tăm không cần dâng, vì không phải là vật ăn vào khỏi cổ, nếu ăn vật qua khỏi cổ mà không hay biết cũng phạm tội; trong vật thọ mà người không dâng, phạm tội tưởng là chưa dâng hoặc nghi, phạm tội. Không dâng đồ ăn trước khi bình minh ló dạng (mùa hè khoảng 5 giờ 30 phút, mùa đông khoảng 6 giờ).

20- Ăn vật thực sái giờ (vikālabhojana). Tỳ-khưu ăn vật thực trong khi sái giờ là từ chinh xế đến mặt trời mọc, phạm tội.

21- Phô ma chỉ được nhận trước 12 giờ sáng cũng như các thứ bột uống. Cà phê gói, Trà, nên cúng dường một gói mà thôi chỉ được xử dụng trước ngọ. Không được phép cất giữ đồ ăn sau 12 giờ trưa. Vật thực để dành (sannidhikāraka). Tỳ-khưu dùng vật thực đã thọ, rồi để dành cách đêm.

Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Jetavana) gần thành Xá Vệ (Sāvatthi) do Tỳ-khưu Velatthsisa ẩn tu trong rừng (thầy của đại đức Ananda) phơi cơm khô để ăn nhiều ngày.

Chú giải: Nếu rữa bát không sạch, lấy tay chùi thấy rõ dấu tay, đem phơi trong chỗ có nắng, hoặc thọ cháo nóng, mồ hôi bát chảy ra, Tỳ-khưu dầu ăn trong bát như thế, trong buổi mai ngày sau. Thọ (yāmakālika, sattāhakālika và yāvajīvika) để cách đêm làm vật thực, hoặc như vật thực, hoặc trong vật thực không phải để cách đêm, tưởng là vật để cách đêm, hoặc nghi đều phạm tội.

22- Không được phép yêu cầu đồ ăn trừ khi có bệnh. Vật thực quí (panī bhojana). Tỳ-khưu không bịnh xin cơm chung với 9 vật thực quí là: mỡ lỏng, sữa lỏng, sữa đặc, dầu, mật ong, nước mía (đường), cá, thịt, sữa tươi, sữa chua, 1 vật quí nào nơi thiện tín không phải bà con, không phải người có yêu cầu đem ăn, phạm tội .

23- Có 5 loại được coi là thuốc, được phép dùng sau 12 giờ và được giữ tối đa 7 ngày: bơ lỏng, bơ đặc, dầu, mật ong và đường. Thuốc chữa bịnh (bhesajja).

24- Trái cây trước khi dâng phải làm theo luật, (kappiya) bằng cách đốt, khía bằng dao hoặc móng tay hay bỏ hết hạt.

Về cách thọ trái cây, Đức Phật có cho phép các Thầy Tỳ-khưu dùng trái cây của thí chủ dâng theo năm cách sau này:

     Trái cây đã đốt, nướng, hoặc nhúng vào nước sôi, nước nóng: là trái cây có hột, như ớt, rau dừa, rau muống, v.v....

     Trái cây đã gọt, bấm, xâm bằng cây nhọn (trái trâm).

     Trái cây mà hột không có thể gieo được (trái tươi).

     Trái cây đã chặt, gọt, xẻ (ổi, lựu, tầm ruột, xoài, v.v...).

     Trái cây còn gieo được thì phải lấy hột .

Lời chú giải:

Nếu trái cây nhỏ nhiều thì phải ngắt bỏ đầu đuôi ít trái để trên mặt rồi dâng cúng cũng được, hay là ngắt ngọn hết càng tốt.

*
YĀMAKĀLIKA
Có 8 thứ nước được cho phép nhưng ở đây xin chỉ liệt kê bốn thứ thông dụng.
- nước làm bằng xoài sống hoặc chín.
- nước Gừng nóng cho mùa đông.
- nước Chanh đường cho mùa nóng.
- nước Mía.
8 thứ nước làm bằng trái cây ấy gọi là vật chỉ được phép chỉ dùng trong 1 ngày 1 đêm.

Các thứ nước trái cây khác cũng làm như thế. Như Lai cho phép dùng vị của nước mía ròng (anu... sabbam phalarasam thapetvā dhannaha lasaram - anu... sabbam pattarasam thapetvā dākarasam - anu... sabbam puppharasam thapetvā madhuka puppharasam - anu... ucchurasam).

Các yāmakālika, nếu thọ rồi để dùng quá 1 ngày 1 đêm, đến mặt trời mọc, phạm tội.
  Chanh, gừng có thể dâng vào buổi chiều. (Thí dụ: nước gừng nóng vào mùa đông)

25- Một số sư có hạnh nguyện chỉ ăn trong bát các đồ ăn sau khi đã nhận. Tất cả cơm, thức ăn, bánh, trái cây đều được cho vào trong bát. (Không ăn đồ dâng thêm sau)

26- Khi Tỳ Kheo thấy người giết thịt con vật cho mình ăn, hoặc nghe thấy  tiếng con vật bị giết, hoặc nghi người ta giết con vật đó cho mình ăn thì không được thọ dụng thịt đó. Tỳ kheo không nhận thịt sống, thịt tái.
Có 10 loại thịt Tỳ Kheo không được ăn: thịt người, thịt hổ, báo, voi, ngựa, gấu , chó, sư tử, mèo rừng (để tránh bị chúng ngửi thấy mùi đồng loại và tấn công khi tỳ kheo ở rừng hoặc đi khất thực ,và tránh thế gian chê trách).
  
27- Dọn nấu ăn (paripācana).
Tỳ-khưu đã biết thọ thực (vật ngọt, hoặc mặn) mà Tỳ-khưu ni dọn, dạy thiện tín dâng cúng, trừ ra thiện tín đã tính trước.

28- Có 4 yếu tố để việc cúng dường thành tựu từ phía thí chủ: 1). Trì giới trong sạch (5 giới hoặc 8 giới). 2). Vật cúng dường có được do làm ăn lương thiện. 3). Tâm trong sạch (không xuất phát từ việc mưu cầu hoặc tâm tham). 4). Có đức tin về luật, nghiệp quả.

29- Lời đức Phật dạy: muốn diệt trừ tham, sân, si mê thì dùng giới, định, trí tuệ… tiêu diệt phiền não. Người đã có trí tuệ thì không phá giới…

- Khi cúng dường, làm phước luôn có tâm nguyện coi đây là một sự trợ duyên để đạt và thành tựu Đạo, Quả và Niết bàn trong ngày vị lai.

     Xin nguyện rằng thiện sự này sẽ trợ duyên cho con chứng ngộ được Đạo và Quả ngay trong kiếp sống này. Xin chia phần phước này đến chúng sinh trong 31 cõi, mong rằng tất cả chúng sinh nhận được phần phước đều nhau.

Sadhū! Sadhū! Sadhū!


BẢY CÁCH LÀM THEO LUẬT (VINAYA KAMMA).

1-   Các vật thực như trái cây hoặc củ mà người không được làm thành vật cho Tỳ-khưu dùng được (samanakappa) [*] và thịt không nên dùng, Tỳ-khưu người làm theo luật (vinaya kamma) lấy các vật không nên dùng ấy đem làm theo luật rằng "tất cả vật này nên rồi" (alameta sabbam).

[*] cách thọ lãnh vật mà thí chủ dâng có 5:
- Vật mà người có sức lực bậc trung vừa dở lên rồi.
- Người dâng ở trong hắc
- Thí chủ nghiêng mình dâng vào
- Chư thiên, người hoặc thú dâng.
- Tỳ-khưu thọ lãnh vật ấy bằng thân hoặc bằng vật dính thân.

2-   Vật mà Tỳ-khưu, người làm theo luật chưa thọ, rồi làm theo luật rằng "tất cả vật này nên rồi".

3-   Vật mà Tỳ-khưu đem đến cho Tỳ-khưu, người làm theo luật, làm cho thành vật nên dùng, nhưng chưa dở lên, hoặc chưa dâng vào, rồi làm theo luật rằng "tất cả vật này nên rồi".


4- Tỳ-khưu đem đến cho Tỳ-khưu trong bọn làm theo luật ấy ở ngoài hắc rồi làm theo luật rằng "tất cả vật này nên rồi".
5- Một Tỳ-khưu nào làm theo luật rằng "tất cả vật này nên rồi". Nhưng Tỳ-khưu, người làm theo luật ấy, chưa ăn rồi làm theo luật rằng "tất cả vật này nên rồi".
6- Tỳ-khưu, người làm theo luật được ăn rồi, đã ngăn vật thực rồi, đứng dậy khỏi chỗ ngồi rồi, đi làm theo luật cho vị khác rằng "tất cả vật này nên rồi".
7- Tỳ-khưu người làm theo luật nói rằng "tất cả vật này nên rồi".
Một trong 5 thứ vật thực nào, mà không phải là vật dư của Tỳ-khưu bịnh, vật không nên làm theo luật (7 cách trên) hoặc vật thực không phải là của dư của Tỳ-khưu bịnh, cả 2 vật thực ấy gọi là không phải của dư (anatiribhojana).
Không phải vật dư (anatiritta) là nói về vật không làm theo luật là:
- Vật mà không được làm cho thành vật nên.
- Vật mà Tỳ-khưu không được thọ, rồi làm cho ra vật nên.
- Vật mà Tỳ-khưu không được dở lên hoặc không được dâng vào gần cho Tỳ-khưu làm ra vật nên.
- Tỳ-khưu ở trong hắc rồi làm.
- Tỳ-khưu chưa được ăn rồi làm
- Tỳ-khưu đã ăn rồi, được ngăn vật thực rồi đứng dậy khỏi làm.
- Vật mà Tỳ-khưu không nói "tất cả vật này nên rồi", và vật không phải của dư của Tỳ-khưu bịnh.
Cả 2 vật thực ấy gọi là "không phải vật dư" (anatiritta), "vật dư" (atiritta) là nói về vật đã được làm theo luật (vinaya kamma) là:
- Vật mà họ làm cho ra vật nên.
- Vật mà Tỳ-khưu thọ lãnh rồi làm cho ra vật nên.
- Vật mà Tỳ-khưu dở lên hoặc dâng vào gần cho làm ra vật nên.
- Tỳ-khưu ở trong hắc rồi làm.
- Tỳ-khưu đã ăn rồi mới làm.
- Vật mà Tỳ-khưu đã ăn, ngăn vật thực rồi chưa đứng dậy khỏi chỗ ngồi, rồi làm.
- Vật mà Tỳ-khưu nói "tất cả vật này nên rồi" và vật dư của Tỳ-khưu bịnh.
Cả 2 thứ vật thực ấy gọi là vật dư (atiritta).
Tỳ-khưu ngăn cơm như có giải trên, nếu đã thay đổi oai nghi rồi thọ thực không phải của Tỳ-khưu bịnh, để dùng phạm tội, vì thọ. Ăn vào, phạm tội mỗi miếng ăn. Nhất là thọ yāmakālika [1] để làm vật thực, ăn ngoài bữa ăn, thế cho vật thực, vật dư của Tỳ-khưu bịnh mà tưởng là không phải của Tỳ-khưu bịnh, hoặc nghi, phạm tội.
Thể thức không phạm tội:
Thọ vật thực không phải của Tỳ-khưu bịnh vì nghĩ sẽ đem cho Tỳ-khưu khác làm kappiya cho, rồi mới dùng, thọ cho người khác, thọ yāmakālika [1] sattāhakālika [2], yāvajīvika [3] ngoài vật thực, dùng theo luật là đức Phật đã cho phép, và Tỳ-khưu bịnh không phạm tội.
[1] 8 thứ nước: nhất là nước xoài gọi là yāmakālika dùng trong 1 ngày 1 đêm
[2] 5 thứ thuốc: sữa lỏng, sữa đặc, đường, mật ong, dầu gọi là sattāhakālika là vật được phép để dùng trong 7 ngày
[3] ngoài vật thực và 2 thứ thuốc trên gọi là : yâvajīvika, vật được phép dùng cho đến hết

Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác (anānattika) có 3 chi:
- Người ăn cơm và đã ra khỏi chỗ ngồi (pavāritabhāvo).
- Vật thực chưa làm kappiya không phải vật dư của Tỳ-khưu bịnh (amisassa anarittā).
- Ăn trong giờ (kāle ajjhoharanam).
Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm tội. Chỗ sanh tội (samutthāna) như trong điều học lễ dâng y lần thứ nhất. Chỉ khác nhau là điều học này "phạm vì làm là ngăn cản, phạm vì không làm là không được làm theo (kiriyākiriyā) trước rồi mới nên ăn".