Của một vị hành giả đó là:
1.
Chanda (Dục – mong muốn)
2.
Saddhā (Tín - Niềm tin).
Có được hai điều này
rất là quan trọng. Nếu Dục và Tín (mong muốn và tin tưởng) mạnh mẽ thì sẽ đạt
được Chân Pháp, Pháp bảo. Ước muốn mãnh liệt thì Tấn (Vīriya - sự nỗ lực cũng
sẽ phát sinh. Năng lực Niệm (Sati)
cũng sẽ được liên tục thiết lập, và năng lực Định (Samādhi) cũng được phát triển. Năng lực Tuệ (Paññā) cũng khởi triển (khởi sinh + phát triển). Hành giả chắc chắn
sẽ đạt được Pháp bảo. Nếu Tín mạnh mẽ, thì hành giả có sự nỗ lực lớn, niệm được
thường xuyên thiết lập, Định phát triển, và Tuệ phát triển.
Vì thế khi thực hành
thiền, nên kết hợp Dục và Tín. Nếu không thì phóng dật, trạo cử, vọng động (Uddhacca) và hôn trầm, thụy miên, ngủ
gật (thīnamiddha) sẽ xâm nhập.
Trước khi hành thiền
nên khởi lòng mong muốn và niềm tin mãnh liệt vào phương pháp này trong tâm: “Tôi sẽ thực hành thiền. Nếu hành thiền trong
1 giờ, hoặc 2 giờ thì 1 hoặc 2 giờ ấy sẽ là những giờ đặc biệt.”
Nếu Dục và Tín không
mãnh liệt thì chẳng đạt được kết quả gì ngoài suy nghĩ, phóng tâm, vọng động,
phóng dật, hôn trầm, thụy miên. Một hay hai giờ đó chỉ làm mất thời gian của
hành giả, những suy nghĩ vớ vẫn sẽ không bao giờ chấm dứt; những suy nghĩ trong
lúc hành thiền cũng không bao giờ cùng tận, những vấn đề cần giải quyết cũng
không bao giờ giải quyết hết. Vì thế khi suy nghĩ, phóng tâm, vọng động khởi
lên, không nên để ý đến.
Trước lúc hành
thiền, biết khởi niềm mong ước và niềm tin về pháp hành thiền này thì sẽ nhanh
chứng ngộ được Pháp bảo, còn không thì sẽ chậm.