VIRATI: sự kiêng tránh, sự ngăn chặn điều ác, sự thu
thúc, sự kiêng cử, điều ác, tâm sở ngăn trừ, tiết chế, thỏa thích trong sự
kiêng cử: Về điểm này, giới là cố ý chính là cố ý nơi người nào đó kiêng cử
không sát sanh. V.v... Hay chu tất được việc thực hiện bổn phận của mình. Giới
là sở hữu tâm, chính là việc kiêng cử (virati) nơi người nào đó kiêng không sát
sanh. Hơn thế nữa, giới như là cố ý lại là bảy cố ý[câu hành với bảy loại đầu
tiên trong số mười nghiệp đạo (kammapatha) nơi người nào từ bỏ không sát sanh,
v.v...
Giới được coi như là sở hữu tâm chính là ba pháp còn lại bao gồm không
tham ác, không sân ác, và chánh kiến như đã được khẳng định trong đại phẩm
tương ưng bộ kinh (maha vagga saṃyutta) theo cách bắt đầu như sau: “nhờ việc đoạn
trừ tham ác người đó được giải thoát khỏi tham ác”. Virati: Tiết Chế:
"Vi" + căn "ram", thỏa thích trong. Virati là tiết chế, thỏa
thích trong sự kiêng cử. Theo sách Atthasālini có ba loại Virati (Tiết Chế):
Sampatta-Virati, Samādāna-Virati, và Samuccheda-Virati. Sampatta-Virati là
kiêng cử, tránh làm điều bất thiện vì nghĩ đến tông môn, đến tuổi tác, giáo dục
v.v...
Của mình. Samādāna-Virati là kiêng cử, tránh làm điều bất thiện vì đó là
vi phạm giới luật mà mình đã tự nguyện nghiêm trì. Thí dụ như người Phật tử
kiêng cử, không sát sanh, trộm cắp v.v... Để giữ tròn ngũ giới.
Samuccheda-Virati là sự tiết chế của một vị Thánh Đệ Tử, không làm điều bất thiện
vì đã tận diệt mọi căn cội bất thiện. Trong hai trường hợp đầu --
Sampatta-Virati và Samādāna-Virati -- những quy tắc tốt đẹp còn có thể bị vi phạm,
nhưng trường hợp chư vị A La Hán thì không thể có, vì các Ngài đã tận diệt mọi
dục vọng. Ở đây được kể ra ba điều kiêng cử, có liên quan với tà ngữ, tà nghiệp
và tà mạng. Một cách chính xác, ba tâm sở đồng khởi sanh chung nầy chỉ phát khởi
cùng một lúc trong Tâm Siêu Thế (Lokuttara Citta).
Trong những trường hợp khác,
ba tâm sở nầy phát sanh riêng rẽ, vì đây là ba tác ý (Cetanā) riêng biệt. Khi
hiện hữu trong Tâm Siêu Thế (Lokuttara Citta) ba tâm sở nầy được xem là ba Chi
-- Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng -- của Con Đường (Maggaṅga) và hợp thành
nhóm Sīla (Giới). Sammā-Diṭṭhi (Chánh Kiến) và Sammā Saṅkappa (Chánh Tư Duy), vốn
hợp thành nhóm Paññā (Tuệ), được bao hàm trong các tâm sở Paññindriya (Tuệ Căn)
và Vitakka (Tầm). Sammā Vāyāma (Chánh Tinh Tấn), Sammā Sati (Chánh Niệm) và
Sammā Samādhi (Chánh Định) được bao hàm trong các tâm sở Tinh Tấn, Niệm và Nhất
Điểm. Sammā-Vācā (Chánh Ngữ) là tiết chế, kiêng cử, tránh nói lời giả dối
(Musāvāda), tránh nói lời đâm thọc (Pīsuṇāvācā), lời thô lỗ cộc cằn
(Pharusavācā) và nhảm nhí (Sampapphalāpa). Sammā Kammanta (Chánh Nghiệp) là
tránh hành động sát sanh (Pāṇātipāta), trộm cắp (Adinnādāna), và tà dâm (Kāmesu
Michācāra). Sammā Ājīva (Chánh Mạng) là tránh: buôn bán độc dược, bán các chất
say, bán khí giới, bán nô lệ và bán thú để làm thịt. Virati: tiết chế: ba tâm sở
nầy chỉ được thấy hiện hữu chung trong tâm siêu thế, vì chúng là ba chi (chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng) của bát chánh đạo.
Ba loại tâm nầy không thể
phát sanh chung trong các loại tâm thuộc Sắc Giới và Vô Sắc Giới, cũng không thể
hiện hữu chung trong những tâm Hành (Kriyā) và tâm Quả (Vipāka) thuộc Dục Giới.
Ba tâm nầy liên quan đến ba hình thức tiết chế là lánh xa hành động bất thiện
trong lời nói, việc làm, và lối nuôi mạng. Như vậy, các tâm sở nầy chỉ phát
sanh một cách riêng rẽ trong tám loại tâm Thiện, tùy theo loại tiết chế nào mà
ta thực hành. Những tiết chế nầy chỉ phát sanh với đầy đủ năng lực trong các loại
tâm Siêu Thế vì các loại tâm Bất Thiện đối nghịch với những tiết chế ấy đều đã
bị tiêu trừ trọn vẹn.
Trong những loại tâm Thiện thuộc Dục Giới chỉ có sự chế
ngự tạm thời các tâm Bất Thiện đối nghịch. Vì tâm Quả thuộc Dục Giới
(Kāmāvacara-Vipāka-cittas) chỉ là những hậu quả, không thể phát sanh trong những
tâm Tiết Chế. Chỉ có những vị A La Hán mới chứng nghiệm các tâm Hành
(Kriyā-cittas), vì lẽ ấy tâm sở Tiết Chế không thể phát sanh trong tâm Hành.
Các Tiết Chế không phát sanh trong những loại tâm thuộc Sắc Giới và Vô Sắc Giới
vì tác dụng của các Tiết Chế là thanh lọc tâm, mà trong những cảnh Sắc và Vô Sắc
thì không có nhu cầu ấy.
Trích từ: NGÔN
TỪ HÀNH GIẢ PĀLI-VIỆT
Du Tăng Sila Visuddhi (Giới Tịnh) Biên Soạn.