Namo Tassa, Thành Kính Đảnh Lễ Bhagavato, Đức Thế
Tôn,
Arahato, Bậc A-La-Hán, Sammāsambuddhassa. Đấng Chánh
Biến Tri.
Vận Hành Của Nghiệp
Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp Sư
Aggamahākammaṭṭhānācariya – Đại Trưởng Lão Thiền Sư
Trưởng Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế Pa-Auk, Myanmar
Tỳ kheo Pháp Thông dịch thuật
NHỮNG VẬN HÀNH CỦA GIỚI HỌC
LY TRÍ
Chẳng hạn, đối với trẻ
em, việc tu tập giới hợp với trí hiểu biết về nghiệp là điều rất hiếm. Thường
thường trẻ em thực hành giới vì chúng muốn bắt chước cha mẹ chúng, hay bởi vì
cha mẹ chúng bảo chúng phải làm như vậy, hay vì chúng thích được khen ngợi khi
giữ giới.
Người ta cũng có thể giữ
giới không sát sanh không phải vì tu tập giới mà vì lòng từ ái, không muốn làm
hại kẻ khác. Và một người có thể giữ giới có chọn lựa. Chẳng hạn họ có thể
tránh giết những người của một chủng tộc, một tôn giáo, hay của một quốc gia
nào đó, song họ vẫn giết những người của một chủng tộc, hay tôn giáo, hay quốc
gia khác. Một người có thể tránh giết hại những người không làm điều gì phạm đến
bản thân mình, đến gia đình, bạn bè hay thân quyến của mình,… song họ vẫn sẽ giết
những ai đã làm điều gì phạm đến bản thân họ, gia đình họ…
Họ cũng có thể tránh
giết người, song vẫn giết các chúng sanh khác như cá, chim, chuột, và các loài
côn trùng. Hoặc có thể, người ta mong muốn bảo vệ sự sống của một con vật mà họ
xem là đẹp hay có lợi: chẳng hạn, một con chim ưng, hay đại bàng, một con cá
heo hay cá voi, một con cọp hay sư tử, một con voi hoặc đười ươi, thậm chí chỉ
là một con bướm. Song họ không muốn bảo vệ như vậy đối với những con vật mà họ
xem là xấu xí: chẳng hạn, một con kên kên hay con quạ, một con cá mập, một con
dã can hay cáo, một con chuột hay một con gà rừng, một con ong vò vẻ hay một
con muỗi... Tương tự, có thể vì lòng bi mẫn người ta tránh ăn thịt heo, thịt
bò, và thịt các loài gia cầm như gà, vịt…, song họ vẫn ăn cá vì những lý do sức
khoẻ, thay vì bi mẫn.
Người ta cũng có thể tu tập
giới vì một sự hiểu biết rất khôi hài, chẳng hạn như họ tránh sát sanh, trộm cắp,
tà dâm và nói dối, nhưng vẫn uống rượu và bia,…Hoặc người ta cũng có thể tu tập
giới vì coi đó là phong tục và truyền thống, hay vì tôn giáo của họ bảo phải
làm như vậy. Người ta cũng có thể tu tập giới vì họ muốn được danh thơm, và …
VsM.i.12 ‘Sīḷa-Ppabheda-Kathā’
(‘Luận Về Sự Đa Dạng của Giới’) PP.i.31 giải thích rằng có giới bị giới hạn (pariyanta)
bởi lợi đắc, danh vọng, quyến thuộc, tay chân, và sinh mạng, và có giới không bị
giới hạn (apariyanta). Bộ Luận này trích dẫn PsM.I.ii.37 ‘Sīḷamaya-Ñāṇa-Niddeso’
(‘Giải Thích về Giới-Bao Gồm Trí’) PD.I.ii.258: ‘Ở đây, một người với lợi đắc
là căn bản, với lợi đắc là nhân, với lợi đắc là lý do, vượt qua hay vi phạm một
học giới đã thọ: giới như vậy đã bị giới hạn bởi lợi đắc. Đối với những giới
hạn khác cần phải hiểu theo cách tương tự . PsM.ibid. giải thích rằng giới như
vậy kể như đã vỡ vụn, không được bậc trí khen ngợi, không bền vững, không dẫn đến
định, không phải là căn bản cho bất-hối, an lạc, minh và hạnh,…và không dẫn đến
Niết-bàn. Giới không bị giới hạn thì ngược lại.
kính trọng. Và thậm chí người ta có thể tu tập giới vì sợ bị khiển
trách. Việc tu tập giới của một người có thể là ly trí (ñāṇa-vippayutta)
theo nhiều cách như vậy.
Cho dù những tâm qua đó một
người tránh làm các điều ác có thể là ly trí, hay không có sự hiểu biết về những
vận hành của nghiệp, thì cũng không vì lý do đó mà những tâm ấy phối hợp với vô
minh và tà kiến. Như đã giải thích ở trên, một tâm thiện không thể nào phối hợp
với vô minh. Nhưng vào những lúc khác một người có thể chấp giữ tà kiến. Chẳng
hạn người ta có thể tin rằng không có quả của việc làm ác và thiện, hoặc tin rằng
vào lúc chết, con người hoàn toàn huỷ diệt(chết là hết), hoặc người ta có thể
tin rằng các cõi chư thiên và địa ngục chẳng qua chỉ là huyền thoại hoặc phép ẩn
dụ cho những tâm bất thiện. Hoặc họ có thể tin rằng ngũ giới, bát giới, thập giới,
Tỳ kheo giới chỉ là những nét văn hoá của Ấn Độ cổ xưa. Khi đã không có niềm
tin và trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp, tất nhiên sẽ không có sự sợ
hãi về một tái sanh xấu, và cũng không có sự sợ hãi về vòng luân hồi. Và như vậy
việc tu tập giới một cách đúng đắn sẽ là điều rất khó.
Khi một người tu tập giới
không có niềm tin hay trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp như vậy, việc
giữ giới sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu gặp những chuyện phiền phức, họ rất dễ
đầu hàng. Chẳng hạn, khi phát hiện sâu bọ hay côn trùng trong nhà mình, có thể
họ chọn giải pháp dễ nhất: giết chúng, hoặc bảo người khác giết chúng. Cũng có
khi họ uống rượu, bia trong các dịp chiêu đãi bạn đồng nghiệp, hoặc vui thú
cùng bạn bè,…, vì đó là điều mọi người mong đợi. Khi công bố những thu nhập có
thể bị đóng thuế, và khi làm ăn mua bán, nói dối là chuyện rất dễ, với cớ rằng
họ phải kiếm sống, hoặc với cớ rằng mọi người ai cũng làm thế cả.
Tuy nhiên, trong mọi trường
hợp, tránh những điều ác vẫn là thiện nghiệp, và nếu nó được xen kẽ bởi những
tâm thiện, thậm chí nó vẫn có thể là thiện nghiệp cao thượng (ukkaṭṭha).
Nhưng khi nó không kết hợp với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp (ly
trí), nó sẽ kém cao thượng hơn, vì khi ấy nó chỉ là thiện nghiệp nhị nhân, tức
chỉ phối hợp với vô tham và vô sân. Khi nghiệp ít sức mạnh như vậy thì quả cũng
sẽ ít sức mạnh.