Namo Tassa, Thành Kính Đảnh Lễ
Bhagavato, Đức Thế Tôn,
Arahato, Bậc A-La-Hán,
Sammāsambuddhassa. Đấng Chánh Biến Tri.
Vận Hành Của Nghiệp
Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp
Sư
Aggamahākammaṭṭhānācariya – Đại Trưởng
Lão Thiền Sư
Trưởng Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế
Pa-Auk, Myanmar
Tỳ kheo Pháp Thông dịch thuật
HỢP TRÍ
Khi sự tu tập giới của một người được
kết hợp với trí (ñāṇa-sampayutta), nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Với trí đó, người
ta thấy sợ làm điều ác, bởi vì họ không muốn gánh chịu những hậu quả của bất
thiện nghiệp. Với trí hiểu biết về những vận hành của nghiệp, người ta biết rằng
tà hạnh không chỉ đưa đến một tái sanh xấu trong đời sau, mà ngay trong kiếp hiện
tại, nó còn đem lại sự bất an, bất hạnh, và thiếu tự tin. Với trí hiểu biết về
những vận hành của nghiệp người ta biết rằng thọ trì việc tu tập càng cao, họ
càng có được nhiều an vui, hạnh phúc và tự tin hơn. Họ biết điều đó chắc chắn sẽ
xảy ra. Người ta cảm nhận được những thiện pháp đi kèm theo tâm thiện như: tàm
(hiri-hổ thẹn tội lỗi), quý (ottappa-ghê sợ tội lỗi), tịnh thân
(kāya-passāddhi), tịnh tâm (citta-passaddhi), niệm (sati), tín (saddhā): tóm lại,
một trạng thái hoàn toàn an lạc (sukha). Lạc này rất quan trọng nếu một người
muốn thành công trong phước nghiệp.
Đây là giới bị giới hạn bởi lợi đắc.
sự thứ ba, đó là trong việc tu thiền (bhāvanā). Những lợi ích từ việc tu tập giới
chắc chắn sẽ xảy ra trong kiếp hiện tại và trong tương lai này, là lý do tại
sao Đức Phật giải thích rằng chúng ta nên quán tưởng trên Nghiệp Sở Hữu Trí mỗi
ngày:
"Ta là chủ nhân của nghiệp
(kamma-ssakomhi), là kẻ thừa tự của nghiệp (kamma-dāyāko), nghiệp là thai tạng
(kamma-yoni, do nghiệp sanh), nghiệp là quyến thuộc (kamma-bandhu), nghiệp là
điểm tựa (kamma-paṭisaraṇo). Phàm nghiệp nào ta làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự
nghiệp ấy".
Giới với trí hiểu biết về những vận
hành của nghiệp như vậy sẽ mạnh hơn.193Tại sao? Bởi vì sự hiện diện của trí tuệ
có nghĩa rằng tâm đó là tâm tam nhân (ti-hetuka), có gốc trong vô tham, vô sân
và vô si. Tâm đó luôn luôn làm cho một thiện nghiệp mạnh hơn.
Dĩ nhiên, mạnh nhất vẫn là giới hợp
trí của một người đã đạt đến Thánh Đạo Trí (Ariya-Magga-Ñāṇa) và Thánh Quả Trí
(Ariya-Phala-Ñāṇa), tức một vị Thánh Đệ Tử. Sự sanh khởi của Đạo Trí là sự sanh
khởi của Bát Thánh Đạo (Ariya Aṭṭh-Aṅgika Magga):
1) Chánh Kiến 2) Chánh Tư Duy 3)
Chánh Ngữ 4) Chánh Nghiệp 5) Chánh Mạng 6) Chánh Tinh Tấn 7) Chánh Niệm 8)
Chánh Định
Với sự sanh khởi của tám Thánh Đạo
này, ba chi phần của giới: (Chánh Ngữ, Chánh
Nghiệp, Chánh Mạng) sẽ đoạn trừ hoàn toàn tà ngữ, tà nghiệp và tà mạng.
Người đã đoạn trừ tà ngữ, tà nghiệp và tà mạng sẽ không thể còn cố ý sát sanh,
trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu bia nữa…Và trên hết, Chánh Kiến sẽ đoạn trừ
tà kiến. Đắc được Đạo Trí này cũng có nghĩa là người ấy đã đạt đến Nhân Duyên
Phân BiệT Trí (Paccaya-Pariggaha-Ñāṇa). Với trí đó, người ấy sẽ phân biệT
(quán) được các kiếp sống quá khứ và tương lai, và cũng sẽ biết và thấy được những
vận hành của nghiệp, nghĩa là thấy được một nghiệp nào đó chín mùi sau khi chết,
tạo ra thức tái sanh và các uẩn mới như thế nào. Sau khi đã biết và thấy những
vận hành của nghiệp theo cách này người ấy không thể còn chấp giữ vào bất cứ tà
kiến nào được nữa.
Và với sự sanh khởi của Nhập Lưu Thánh Đạo Trí, giới của người
ấy không những có đủ tam nhân, mà người ấy chắc chắn không bao giờ còn tái sanh
vào địa ngục, ngạ quỷ, hay súc sanh giới nữa. Với sự sanh khởi của Bất Lai
Thánh Đạo Trí, người ấy chắc chắn không bao giờ còn tái sanh trong cõi dục trở
lại. Và với sự sanh khởi của A-lahán Thánh Đạo Trí, người ấy chắc chắn không
còn phải tái sanh trở lại bằng bất cứ cách nào và ở bất cứ nơi đâu.195
Tuy nhiên, trước khi điều đó xảy ra,
một yếu tố quan trọng thêm nữa trong giới của một người là tình trạng hạ liệT
(omaka) hay cao thượng (ukkaṭṭha) khi người ấy giữ giới.