Monday, August 25, 2014

Sự thật tối thượng về Khổ (hay Khổ Đế),



NAMATTHU RATANA TAYASSA
Xin nghiêm Thân, Khẩu, Ý trong sạch để làm lễ Tam Bảo.
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA.
Con xin đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc A-la-hán,
Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác.

DỊCH PHẦN DẠY PHÁP CỦA NGÀI PA-AUK NGÀY 9/4/2006 TẠI FLORIDA

Mục tiêu của chúng ta là chứng ngộ Niết Bàn (NB), đạt đến NB và chỉ có một. Nếu qúy vị muốn đạt đến NB, qúy vị nên nổ lực làm gì?


Đầu tiên qúy vị nên chứng ngộ Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là gì? 

  1. Sự thật tối thượng về Khổ (hay Khổ Đế),
  2. Sự thật tối thượng về Nguồn gốc của khổ (Khổ Tập),
  3. Sự thật tối thượng về sự chấm dứt khổ (Khổ Diệt),
  4. Sự thật tối thượng về con đường đưa đến chấm dứt khổ (Đạo Đế).

Bốn sự thật tối thượng này là vô cùng quan trọng đối với mỗi người Phật tử. Nếu qúy vị chứng ngộ Tứ Diệu Đế, lúc Tuệ giác của qúy vị chín mùi, qúy vị có thể chứng ngộ NB bằng Đạo, Quả Tuệ. Nếu qúy vị chứng ngộ Niết bàn theo từng giai đọan với Bốn Đạo và Bốn Qủa, qúy vị có thể trở thành một vị A-la-hán đọan tuyệt mọi phiền não, đọan tuyệt luôn cả sự dính mắc với bất kỳ đời sống mới nào. Để thành một vị A-la-hán, qúy vị nên nổ lực làm gì? Qúy vị phải thực hành Bát Chánh Đạo. qúy vị có thể đã hiểu Bát Chánh Đạo :
  1. Thứ nhất : Chánh Kiến (Sammā diṭṭhi  ),
  2. Thứ hai   : Chánh Tư Duy (Sammā Sankappa)
  3. Thứ ba    : Chánh Ngữ ( Sammā Vācā  )
  4. Thứ tư     : Chánh Nghiệp (Sammā Kammanta)
  5. Thứ năm : Chánh Mạng (Sammā Ājīva  )
  6. Thứ sáu   : Chánh Tinh Tấn (Sammā Vāyāma)
  7. Thứ bảy   : Chánh Niệm (Sammā Sati)
  8. Thứ tám   : Chánh Định (Sammā Samādhi)

Trong số Tám chi phần Bát Chánh Đạo này, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, ba chi phần này cùng nhau, đựơc gọi là Giới Học. Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, ba chi phần này cùng nhau, được gọi là Định Học. Hai chi phần Chánh Kiến và Chánh Tư Duy cùng nhau, được gọi là Tuệ Học.

Qúy vị phải thực hành Định Học trên nền tảng Giới hạnh trong sạch. Chánh Định là gì? Theo bài Kinh “Đại Niệm Xứ” Mahāsatipaṭṭhāna sutta, bốn tầng thiền được gọi là Chánh Định, Sammā Samādhi. Một tâm định có thể tạo ra ánh sáng rất sáng và rất mạnh, gọi là Ánh Sáng Trí Tuệ. Với sự hiện hữu của Ánh Sáng Trí Tuệ qúy vị mới có thể thực hành Tuệ Học là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.

Chánh Kiến là gì?
  1. Hiểu biết chân chánh sự thật về Khổ (hay Khổ Đế),
  2. Hiểu biết chân chánh sự thật về Nguồn gốc của Khổ (hay Khổ Tập),
  3. Hiểu biết chân chánh sự thật về chấm dứt Khổ (hay Khổ Diệt),
  4. Hiểu biết chân chánh sự thật về con đường đưa đến chấm dứt Khổ (hay Đạo đế),
Bốn sự Hiểu biết chân chánh này được gọi là Chánh Kiến. Vậy Hiểu biết chân chánh Tứ Diệu Đế là Chánh Kiến.
Trong số Tứ Diệu Đế, Khổ Đế và Tập Đế là đối tượng của các Minh Sát Tuệ. Qúy vị phải quán sát chúng là vô thường, khổ vô ngã. Hai Đế này đựợc gọi là các Hành (Saṅkhāra). Ngay khi vừa khởi sinh, các hành biến diệt rất rất nhanh, vì vậy các hành là là vô thường. Chúng luôn bị đàn áp bởi sự sanh, diệt, nên chúng là khổ, vậy chúng là vô thường và khổ. Không có chủ thể hay vật thể thường hằng, nên chúng là vô ngã. Nếu qúy vị quán sát các Hành này là vô thường, khổ và vô ngã, sự quán sát như vậy gọi là Minh sát Tuệ.

Nếu qúy vị muốn thực hành Thiền Minh Sát theo lời dạy của Đức Phật, qúy vị cần giác tri Khổ đế Tập đế. Khổ đế là gì?
“Sakhitena Pañcuppādānakkhandhā dukkhā” “Tóm lại, chấp thủ vào thân ngủ uẩn (hay Ngủ Uẩn Thủ) là Sự Thật về Khổ”
Ngủ Uẩn Thủ là gì ?
  1. Sắc thủ uẩn,
  2. Thọ thủ uẩn,
  3. Tưởng thủ uẩn,
  4. Hành thủ uẩn,
  5. Và Thức thủ uẩn.
Sự tồn tại 5 nhóm (hay ngủ uẩn) đeo bám (thủ) này được gọi là sự thật về Khổ (Khổ đế).  

Theo Gíao lý của Đức Phật, Sắc thủ uẩn được gọi là Sắc (Rùpa);
Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn và Thức thủ uẩn được gọi là Danh (Nàma)
5 uẩn thực chất chỉ là danh và sắc. Nếu muốn hành thiền Minh Sát theo hệ thống, trước tiên qúy vị nên cố gắng thấy biết bằng Trí Tuệ Minh Sát Danh và Sắc.
Theo lời dạy của Đức Phật, thân chúng ta bao gồm các Hạt Tổng Hợp Sắt Nhỏ Li Ti, (còn gọi là Kalāpa). Các Kalāpa này chưa phải là Sắc Chân Đế. Chúng là một nhóm các Sắc Chân Đế, nếu phân tích tiếp các Kalāpa này, quý vị sẽ liễu tri các Sắc Chân Đế, gồm Tám sắc tố: Đất, Nước, Lửa, Gió, Màu, Mùi, Vị, và Dưỡng Chất; số Kalāpa khác có thể có đến 9 sắc tố; số Kalāpa khác có thể có đến mười sắc tố. Lúc đó quý vị liễu tri đựơc Sắc Chân Đế. Để liễu tri các Sắc Chân Đế, đầu tiên qúy vị nên cố gắng hành thiền Định. Qúy vị nên thực hành thiền Định dựa vào việc giữ giới trong sạch. Qúy vị nên cố gắng đạt đến Sơ, Nhị, Tam, Tứ Thiền. Để đạt đến các tầng thiền này, có đến bốn mươi đề mục thiền định, trong số đó có ba mươi đề mục đạt đến an chỉ định (tầng thiền) nếu quý vị thực hành có hệ thống. Trong số bốn mươi đề mục này, chúng tôi thường dạy Ānāpānasati, Niệm hơi thở hoặc là Thiền Tứ Đại. Nếu quý vị thực hành Ānāpāna một cách có hệ thống, quý vị có thể đạt đến Tứ Thiền. Dựa vào Tứ Thiền này, nếu quý vị thực hành mười Biến xứ (hay Kasiṇa), Bát Thiền, hay Tứ Vô Lượng Tâm, v.v cũng dễ dàng.

Khi đang thực hành Ānāpāna, Niệm hơi thở, đối tựơng thiền của quý vị chỉ có hơi thở, hơi thở xúc chạm quanh lỗ mũi hay ở đỉnh môi trên. quý vị nên tập trung vào hơi thở trong khi xúc chạm. quý vị không nên chú tâm vào cảm giác xúc chạm, mà chỉ chú trọng vào hơi thở tại điểm hơi thở xúc chạm. Đối tựơng thiền của quý vị chỉ có hơi thở, không phải là cảm giác xúc chạm. Nhưng khi tập trung vào hơi thở, khi định của quý vị sâu hơn, quý vị có thể không còn thấy cảm giác xúc chạm, quý vị có thể chỉ thấy hơi thở, không vấn đề gì, lúc đó hãy tập trung vào đối tựơng hơi thở thôi. Lại nữa, khi định của quý vị trở nên sâu hơn nữa, quý vị có thể không còn cảm giác mũi, mặt.. Tâm sẽ ở chỉ với hơi thở thì rất tốt, không sao cả, hãy tiếp tục tập trung chỉ trên hơi thở, không lâu sau đó, Nimitta sẽ xuất hiện. Khi hơi thở trở thành Nimitta, quý vị nên tập trung vào Nimitta đó. Nimitta là gì? 

Nimitta là định tướng, hay là nhân của định. Định tướng là gì? Khi định tâm trên đối tựơng hơi thở trở nên sâu hơn, hởi thở sẽ trở nên có màu, thông thường đối với nhiều thiền sinh, hơi thở có màu khói, hơi thở khi đi ra từ lỗ mũi có màu khói. Màu khói đó và hơi thở một khi hợp nhất lại với nhau, phải trở thành như nhau, hơi thở trở thành màu khói và màu khói trở thành hơi thở, hơi thở và màu khói phải nhất như. Vào lúc ấy, tâm sẽ tự động bám vào Nimitta. Nếu quý vị có thể tập trung trên Nimitta, khi định tâm dần trở nên sâu hơn, màu khói đó sẽ chuyển dần sang màu trắng, hay màu bông gòn. Nimitta màu bông gòn đó được gọi là Uggaha Nimitta, hay Học Tướng, còn màu khói được gọi là Parikamma Nimitta hay Sơ Tướng. Nếu quý vị có thể tập trung trên Học Tướng, khi định của quý vị trở nên sâu hơn, Học tướng đó sẽ chuyển sang màu sáng trong như sao mai.

 Nimitta sáng trong đó gọi là Tợ Tướng (hay Quang Tướng), PaṭibhāgaNimitta. Quý vị phải tập trung trên Nimitta Tợ Tướng (hay Quang Tướng) ấy. Khi quý vị có thể tập trung hòan tòan trên Nimitta Tợ Tướng (hay Quang Tướng), dần dần khi định của quý vị sẽ trở nên sâu hơn, rồi trạng thái An Chỉ Định, hay định thấm nhuần sẽ xuất hiện. Trạng thái an chỉ định ấy là định của bậc thiền, Jhāna. Quý vị có thể đạt đến Tứ thiền nếu quý vị thực hành có hệ thống theo cách này. Vậy, Nimitta này gọi là Định tướng, tâm định có thể tạo ra Nimitta này, nên nó được gọi là định tướng. Nhưng nó còn là nhân của định, nếu quý vị chỉ tập trung trên hơi thở tự nhiên, định của quý vị không thể trở nên sâu hơn được. Nhưng khi định của quý vị trở nên sâu và ổn định, hơi thở sẽ trở thành Nimitta. Nếu quý vị có thể tập trung trên Nimitta một cách hệ thống, định của quý vị sẽ phát triển, vì vậy Nimitta đựơc gọi là nhân của định.
Hôm nay tôi sẽ ngừng ở đây.

Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp Sư
Aggamahākammaṭṭhānācariya – Đại Trưởng Lão Thiền Sư
Trưởng Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế Pa-Auk, Myanmar