Saturday, August 30, 2014

Làm việc không nên mất lòng ai, kính trên nhường dưới, không chạy theo danh lợi



  1. Làm việc không nên mất lòng ai, kính trên nhường dưới, không chạy theo danh lợi làm mất thanh danh và danh dự, nói chung là giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.
  2.     Ra ngoài làm ăn, tự mở doanh nghiệp công ty nên tính toán kỹ lưỡng trước sau, kiểm tra mọi yếu tố phát sinh cần giải quyết, không nên chỉ tin một chiều, phải có kiến thức sâu chuyên môn, hiểu biết thị trường, biết sử dụng nhân lực, tiền bạc đầy đủ, và v.v… vô số các điều kiện khác. Không vì ham lợi, chỉ nghĩ đến chuyện sinh lãi mà quên đi những chuyện khác.
  3.     Làm việc gì phải rõ ràng, tính toán kỹ lưỡng cẩn thận, nên thảo hợp đồng hai bên để không mất lòng ai.
  4.     Trong kinh doanh không tránh được sự cạnh tranh, nhưng phải có tình người, đừng dồn người khác vào đường cùng phá sản. Phải biết nhường nhịn, chia sẻ giúp đỡ nhau khi khó khăn, không lợi dụng cơ hội để bóp chết người khác. Hại người chỉ mang đến tai họa cho chính mình mà thôi.
  5.     Không nên vì chuyện kiếm tiền mà làm ngày làm đêm, làm sáng làm tối, đem công việc về nhà, bỏ ăn bỏ ngủ, ăn uống không điều độ, làm việc suốt tuần không ngày nào nghỉ, …
  6.     Đeo đuổi thành công, bất chấp thủ đoạn, mất đạo đức, không để ý đến cảm nhận của người khác. Trước tiên là hại người, sau là hại mình. Những người như vậy cần kiểm tra lại nhân sinh quan của mình.
  7.     Không nên đeo đồ nữ trang, trang sức mắc tiền ra ngoài phố gây chú ý cho mọi người, tạo cơ hội cho kẻ cướp phạm tội và gây thương tích cho chính mình và người khác. Nên sống khiêm tốn tự nhiên.
  8.     Không nên khoe khoang với người khác mình có đồ gì vật gì quý, hiếm, lạ,có một không hai,... tạo lòng tham ở người khác dẫn đến hại mình đồ mất tật mang.
  9.     Dù thấy bất kỳ vật gì có giá trị ở bất cứ nơi đâu cũng nên tránh xa. Chúng là rắn độc, thuốc độc sẽ hại mình. Ví dụ: khi thấy vàng, tiền, kim cương ở dưới đất thì tránh xa, chớ ham lượm lên. 
  10.     Cho người khác mượn tiền thì phải tính đến khả năng mất trắng khi người đó không có tiền trả. Coi như cho luôn. Chứ không vì đồng tiền mà mất luôn tình bạn hoặc tình cảm gia đình người thân. Vẫn vô tư, vui vẻ và lạc quan coi như không có chuyện gì xảy ra. Không buồn giận ai, không trách móc ai, bỏ qua và tha thứ tất cả. Tự an ủi mình rằng "Chắc số mình chưa được hưỡng phước sớm như vậy, phải trễ hơn một chút".
  11.     Thiếu nợ một đồng, ăn ngủ không ngon; không trả, suốt đời sẽ không vui. Do vậy chớ để thiếu tiền người khác.
  12.     Không nên ham thích thức ăn rẻ, đồ vật rẻ tiền, hàng giá khuyến mãi mà quên đi chất lượng, coi chừng đồ rẻ là đồ gần hết hạn, lỗi thời, kém phẩm chất, hoặc có chất độc hại,…
  13.     Không thức suốt đêm chơi game, coi phim, nghe nhạc,… hoặc làm việc quá sức. kikiki

st

Không su nịnh ai, luôn thành thật, thẳng thắn, coi thường danh lợi.



  1.      Không su nịnh ai, luôn thành thật, thẳng thắn, coi thường danh lợi. "Vàng tốt không sợ lửa". Người tốt không sợ có người không dùng. Luôn tự trọng.
  2.     Sống có mục tiêu, mục đích. Người thất bại là người sống không có mục tiêu hoặc mục đích. Mục tiêu và mục đích sẽ làm cho con người không bao giờ ngã quỵ, biết đứng dậy đi tiếp, không từ bỏ ước mơ hoặc lý tưởng. Người sống không mục tiêu hay mục đích là người đã đầu hàng số phận. Số phận nằm trong tay chúng ta chứ không phải là đã được định sẵn, trên đời này không có định mệnh mà chỉ có nhân quả. Gieo nhân thiện sẽ được quả thiện, gieo nhân ác sẽ gặp quả báo ác. Gieo nhân siêng năng học hành sẽ có ngày thành tài; gieo nhân sống không tham lam trộm cắp, bủn xỉn keo kiệt sẽ có ngày được giàu sang đầy đủ; gieo nhân biết quý trọng sự sống của mọi người và muôn loài vật thì sự sống của mình sẽ được đảm bảo tránh được nhiều tai nạn, ít bệnh tật, sống lâu; gieo nhân hay nghi ngờ người thì sẽ bị chia ly phân tán,…
  3.     Thất bại không chán nản, tự tử mà phải biết lấy đó làm bài học xương máu, kinh nghiệm sống để trưởng thành hơn, để bước tới trước và vượt qua.
  4.     Chỉ kết bạn với người tốt. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” .
  5.     Không xài tiền hoang phí xã láng, nên tính toán cẩn thận để tránh thiếu hụt trước sau.
  6.     Không mua đồ, nhận quà trộm cắp, cướp giật và không trong sạch.
  7.     Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với mọi vật,…Nơi ở hoặc phòng làm việc luôn ngăn nắp, sạch sẽ sẽ giúp cho đầu óc tâm trạng thoải mái và sáng suốt.
  8.     Tính cách của một con người cũng được đánh giá qua cách ăn mặc, do vậy nên ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, đầu tóc chải chuốt ngay thẳng. Tránh ăn mặt không bày da hở thịt, xộc xệch, dơ bẩn, nhăn nhúa,...
  9.     Đi đứng ngay thẳng ung dung, không vội vã hấp tấp, không chạy hoặc bước nhanh.
  10.     Giữ gìn an toàn cho chính mình khi làm việc như đeo khẩu trang, mang bao tay, mắt kính, nón bảo hộ, giày lao động, khi ra ngoài cũng vậy mang giày dép, đội nón, đeo khẩu trang, mắt kính, áo quần che thân đầy đủ… Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trời lạnh mặc áo ấm, trời mưa thì mặc áo mưa hoặc che dù, không làm việc quá sức, thư giản đứng dậy vài phút mỗi khoảng 30’ khi ngồi làm việc trước máy computer, …. Đi xe thì nên kiểm tra máy móc, nhớt, xăng, thắng, đèn, kính có đủ và đúng quy định không?, …Về tài chánh nên có một quỹ dự phòng, khi có chuyện gấp cần đến như bệnh tật, sửa sang nhà cửa hoặc máy móc, đi du lịch, đi chơi, thất nghiệp,…Nhà cửa khóa chốt cẩn thận, có hệ thống báo trộm, tường cao hoặc có song sắt ở cửa sổ,…
  11.     Không nên đi chơi hoặc ra ngoài phố về khuya trễ. Nên rũ ai đó đi cùng mình cho an toàn.

Đức Phật: con người của mọi thời đại






Đức Phật: con người của mọi thời đại
Gần 25 thế kỷ trôi qua, Đức Phật: một con người có thật trong lịch sử nhân loại - vẫn còn để lại những dấu ấn đầy tính nhân bản với những lời dạy của Ngài làm cho con người có nhiều suy tư về vị giáo chủ đã tuyên bố: "Con người và chỉ có con người mới có thể thực hiện những hoài bão lý tưởng hưóng đến Phật quả". Chúng ta có thể gọi Đức Phật là một con người tuyệt vời trong nhân tính và cũng chỉ có Đức Phật là vị giáo chủ duy nhất trên hành tinh chúng ta khẳng định vị trí của con người: "Các Người là nơi nương tựa của chính mình, là hòn đảo chứ không còn nơi nương tựa nào khác". Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật trong hơn 45 năm hoằng pháp lợi sanh.

Hôm nay chúng ta nhìn lại nền giáo lý của Đức Phật trong hoàn cảnh các dân tộc trên thế giới bước vào thiên niên kỷ mới, mọi người không phân biệt Âu, Á, màu da, chủng tộc đều mong muốn có một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ ; con người không còn khổ đau bệnh tật và đói nghèo. Điều này không phải của riêng ai mà của cả toàn nhân loại trên hành tinh này đều hướng về con đường lý tưởng đó. Trong dòng chủ lưu đó con người là chủ nhân ông quyết định và điều này lại khẳng định một lần nữa vai trò của nền giáo lý Đức Phật không phải là vô ích, nếu không muốn nói là giáo lý đó có những tư tưởng tiến bộ để con người tự xây dựng một xã hội mà con người đang đi tìm giải pháp.

Đức Bổn Sư Thích Ca tên là Sidhartha họ Gotama, ra đời cách đây hơn 2.500 năm tại Bắc Ấn Độ vào TK VI trước Tây lịch. Thân phụ là Suddhodana (Tịnh Phạn) cai trị vương quốc của dân tộc Kàkyas (Nepal ngày ngay), mẹ là Hoàng hậu Maya.Theo tục lệ lúc bấy giờ Ngài kết hôn với Công chúaYasodharà(Da-du-đà-la). Là một Thái tử đương triều sống trong cung điện đầy đủ tất cả những vật chất xa hoa, nhưng khi va chạm với đời sống bình thường thực tại, Ngài nhận thấy khổ đau của kiếp người, Ngài quyết định bỏ lại sau lưng uy quyền và địa vị để tìm giải pháp cứu mình và cứu người.

Trong 6 năm làm một nhà khổ hạnh, Đức Phật đã đi khắp thung lũng sông Hằng tìm học những vị thầy nổi tiếng lúc bấy giờ, nhưng Ngài thất vọng vì họ không chỉ dạy được gì mà Ngài muốn đến. Đức Phật đã từ bỏ tất cả những phương pháp mà Ngài đã học, đi theo con đường riêng của Ngài. Và một hôm Ngài phát đại nguyện dưới cội cây bồ đề trên bờ sông Neranjarà (Ni Liên Thiền) tại Buddha-Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) xứ Bihar ngày nay: " Dù thân ta có tan thịt ta có nát, nếu không tìm ra đạo, ta nguyện không rời chổ ngôì nầy".

Từ nơi đây Ngài thực sự đạt được đỉnh cao của trí tuệ, thành bậc Giác ngộ, chuyển bánh xe Chánh pháp đem lại lợi lạc cho con người với những phương pháp mà Ngài đã tìm ra được ; và cũng từ đó những phương pháp mà Đức Phật đưa ra như là những phương thuốc trị những căn bệnh mà loài người đang gặp phải : "Hỡi các Tỳ kheo, có hai thứ bệnh. Hai bệnh ấy là gì ? Bệnh thể xác và bệnh tinh thần. Có những người hưởng sự vô bệnh và thể xác trong một năm, hai năm...cả đến trong một trăm năm hay hơn nữa. Nhưng này các Tỳ kheo, hiếm thay trong thế gian này là những người hưởng được sự vô bệnh về tinh thần, ngay cả trong chốc lát, trừ phi những người thoát khỏi sự xấu xa ô uế" (chỉ cho những vị đắc A-la-hán). 

Hình ảnh giáo lý và nhân cách của Ngài vẫn là bức thông điệp nhân bản muôn đời gởi đến cho nhân loại. Những lời dạy của Đức Phật đã thành những điệp khúc bất tuyệt vượt ra ngoài không gian và thời gian, những lời dạy đó nhằm vào tinh thần giải thoát cho con người thoát khỏi khổ đau bởi những trói buộc của phiền não và vạch ra con đường để cho những ai muốn thoát ra khỏi sự trói buộc của kiếp nhân sinh. Có người cho rằng giáo lý của Phật dạy quá cao siêu khó có thể ứng dụng trong đời sống hàng ngày trong nền phát triển hôm nay ; vì nếu muốn trở thành những người Phật tử phải từ bỏ việc này, ngăn ngừa việc khác trong khi đời sống bình thường của con người ngày nay thực hiện vì "cơm, áo, gạo , tiền" để mưu sinh cho gia đình và cho chính bản thân họ. Đó là một quan niệm sai lầm về giáo lý Đức Phật. Thông thường phần đông thường đi đến kết luận một cách vội vã, chủ quan, chỉ hiểu được một khía cạnh thiên lệch sau khi đọc một quyển kinh hay một cuốn sách Phật của một tác giả nào đó mà lại không hiểu hết những giáo lý cốt lõi của Đức Phật. 

Điều này trong thời điểm này hay trong những thời điểm khác, ở Việt Nam hay một số quốc gia trên thế giới, đã từng có những quan niệm sai lầm của một số người khi đặt bút viết về giáo lý của Phật hay về những vấn đề liên quan đến Phật học, đó là chưa kể những người cố tình bóp méo hay gán ép cho Đức Phật và giáo lý của Ngài, với ý đồ nào đó (?). Ở đây chúng ta không phải biện minh cho những kiến giải hơn thua phải quấy của những người con Phật, mà chúng ta xác định tinh thần Phật dạy như là quan niệm sống thực nghiệm giúp con người trong thời đại của Ngài và ngay trong thời điểm hôm nay và mai sau. Giáo lý đó là một chân lý vượt ra ngoài phạm trù của thời gian và cả không gian, và những lời dạy của Đức Phật thực sự có ích cho con người. Nền giáo lý của Đức Phật không phải chỉ dành riêng cho người xuất gia hay tại gia tu theo Phật, mà đó là của mọi người muốn ứng dụng nó vào đời sống tâm linh, mà không có sự phân biệt quy y hay chưa quy y theo Phật .

Tất cả mọi người không phải ai cũng bỏ cuộc đời, đi vào chùa hay tu viện xa lánh cuộc đời, ẩn dật chốn nào đó của núi rừng, am cốc. Đạo Phật dù có thuần khiết cao cả đến đâu cũng sẽ trở thành vô dụng đối với mọi người vì không "đại chúng hóa" vì họ không thể áp dụng đựơc trong đời sống hàng ngày. Trái lại khi mọi người hiểu đúng tinh thần Phật dạy, xem như là một triết lý sống, đem áp dụng vào cuộc đời mà không phải xa lánh cuộc đời thì đó mới thực sự là một tôn giáo có lợi ích thiết thực. Như vậy rõ ràng Đức Phật và giáo lý của Ngài không bao giờ khuôn biệt trong một mô thức bắt buộc nào mà chỉ khuyên mọi người nên áp dụng tu tập thực hành Pháp trong điều kiện và hoàn cảnh mà mình đang sống, không khuyến khích con người chạy đi tìm cầu, điều kiện khác mà con người chưa có thể thực hiện được. Trong kinh Phật có nhiều câu hỏi của cư sĩ Vacchagotta được đặt ra: "Bạch Đức Thế Tôn, có người nam và nữ nào đệ tử của Phật sống đời sống thế tục thực hành giáo lý của Ngài mà có hiệu quả, mà đạt được những trạng thái tâm linh cao siêu không ?". Đức Phật đã khẳng định không phải 100 hay 500 mà còn nhiều hơn thế nửa. Qua đó cho chúng ta một quan niệm về Đức Phật và giáo lý của Ngài.

Ở thời đại ngày nay khi kinh tế thị trường như là một yếu tính của thời đại và nó được xem như một nhu cầu phát triển xã hội loài người, vậy giáo lý của Phật dạy có ảnh hưởng gì không trong sự tu tập? Chúng ta hãy xem một đoạn kinh Đức Phật có đề cập đến nền kinh tế : "Một hôm Đức Phật bảo ông Cấp Cô Độc - một thương gia danh tiếng: "Này cư sĩ, sống thường nhật có 4 thứ hạnh phúc:
1/ Sở hữu lạc : sự thọ hưởng bảo đảm về kinh tế hay tài sản kiếm được bằng phương tiện chính đáng.
2/ Thọ dụng lạc : Tiêu dùng tài sản đó một cách rộng rãi, cho chính mình, cho gia đình bà con, bè bạn, trong những việc công đức.
3/ Vô trái lạc : Không bị nợ nần đeo bám.
4/ Vô tội lạc : Sống một đời sống trong sạch, không phạm những điều ác trong công việc mưu sinh ngoài xã hội".

Qua những điều nêu trên cho chúng ta thấy Đức Phật đã có những cái nhìn thấu đáo về nền kinh tế trong thời kỳ của Ngài khi dạy một cư sĩ sống làm sao để có hạnh phúc, Ngài không cho rằng chỉ thuần có đời sống tinh thần; mà phải làm sao quân bình giữa đời sống vật chất và tinh thần . Một mặt Phật giáo khuyến khích con người cần có sự tiến bộ phát triển về vật chất, mặt khác Ngài cũng nhấn mạnh đến sự phát triển về đạo đức và tâm linh để có một xã hội hoà bình an lạc.

Ngày nay con người sống trong hận thù, sợ hãi lo âu và khủng hoảng, nghi ngờ đố kỵ nhau một cách căng thẳng. Nền công nghệ phát triển một cách chóng cả mặt mày. Đứng trước sự sợ hãi do chính mình tạo ra, bao nhiêu thiên tai thảm họa đang đè nặng lên vai con người trong thiên niên kỷ mới phải khắc phục; thông điệp của Đức Phật dù cách đây hơn 25 thế kỷ, nhưng khi nhìn vô số lời dạy còn lưu lại cho đến hôm nay, mọi người con Phật đều có thể xem như là kim chỉ nam trong việc xây dựng đời sống cộng đồng. Nơi tiềm tàng trong nền giáo lý và nhân cách của Phật mọi người có thể rút ra một bài học ứng xử giúp con người tìm về chính mình, làm chủ vận mệnh tương lai do mình tạo ra. Đó là tình thương, khoan hồng, rộng lượng , thông cảm, tôn trọng đối với mọi sự sống hãy vứt bỏ đi lòng ích kỷ, hận thù và bạo động... 

Nhân loại đang sống trong bản lề của một thiên niên kỷ mới cũng sống và mong ước thế giới không còn hận thù khổ đau mà chúng ta hằng mong muốn : "Tâm tịnh quốc độ tịnh". Trước khi nhập Niết Bàn Đức Phật đã ân cần tuyên bố: "Bất luận Chân Lý nào mà Như Lai đã truyền dạy, các người hãy thực hành một cách khéo léo, trao dồi phát triển đầy đủ, để đời sống thiêng liêng được duy trì trường tồn vĩnh cửu, vì tình thương chúng sanh, vì sự tốt đẹp và hạnh phúc của nhiều người...". Những lời nầy là thông điệp muôn đời của tình thương yêu nhân loại gởi đến cho toàn thể mọi người khắp hành tinh đang thực hiện lời dạy của Ngài, hãy vì hạnh phúc của nhiều người, hãy xây dựng hạnh phúc cho mình cho người.

Hạnh phúc tìm ở đâu?





Hạnh phúc tìm ở đâu?
Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Yêu tinh đầu đàn lên tiếng: “Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?”.
Một yêu tinh lên tiếng: “Hãy đem hạnh phúc giấu trên đỉnh núi cao nhất trên Trái đất này, chắc con người sẽ không thể tìm ra”.
Yêu tinh đầu đàn lắc  đầu: “Rồi một ngày họ cũng sẽ tìm cách  chinh phục đỉnh núi cao nhất ấy”.
“Vậy hãy giấu hạnh phúc dưới đáy đại dương sâu thẳm...” - một yêu tinh khác nói.
“Rồi một ngày họ cũng thám hiểm đến đáy đại dương sâu thẳm nhờ những phương tiện hiện đại”, yêu tinh đầu đàn lại lắc đầu.
“Mang giấu ở một hành tinh khác vậy”, một tiểu yêu tinh đề nghị.
“Con người đang tìm cách khám phá vũ trụ và các hành tinh khác”, yêu tinh đầu đàn ngao ngán.
“Có một sự thật: con người hay tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi; nhìn thấy hạnh phúc  nơi người khác nhưng thường không nhìn thấy hạnh phúc chính ở bản thân mình. Vậy ta hãy giấu hạnh phúc trong mỗi con người, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm thấy được...”, một nữ yêu tinh chậm rãi nói.
Cả đám yêu tinh reo lên sung sướng và quyết định làm theo lời đề nghị trên.
Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...

VÂN ANH
(Theo SAKURANBO - Chocolate for a teen’s dreams