... Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
nói như sau: "Ta đã tu tập từ tâm giải thoát,
làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo
léo tinh cần, tuy vậy, sân tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được
nói như sau: "Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên
tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy.
Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy, trường hợp không phải như vậy. Ai tu
tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an
trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, sân tâm vẫn ngự trị, an trú; sự
kiện như vậy không xảy ra. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát
sân tâm, tức là từ tâm giải thoát".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây,
Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập bi tâm giải thoát,
làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo
léo tinh cần, tuy vậy, hại tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được
nói như sau: "Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên
tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy.
Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Ai tu
tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an
trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, hại tâm vẫn ngự trị, an trú; sự
kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát
hại tâm, tức là bi tâm giải thoát".
Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo
nói như sau: "Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát,
làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo
tinh cần, tuy vậy, bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được
nói như sau: "Chớ có như vậy. Hiền giả chớ nói như vậy. Chớ có xuyên tạc
Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy.
Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu
tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an
trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, bất lạc tâm vẫn ngự trị, an trú;
sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải
thoát bất lạc tâm, tức là hỷ tâm giải thoát".
Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nói
như sau: "Ta đã tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn,
làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy
vậy, tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần được nói: "Chớ có như vậy,
Hiền giả chớ nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy
thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như
vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung
mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần,
tuy vậy, sân tâm vẫn ngự trị an trú; sự kiện
không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát sân tâm, tức là xả tâm giải thoát". (Tăng
Chi 3, trang 25)
*
Ta sẽ cảm thọ được
Với bốn tâm vô lượng,
Ta sẽ sống an lạc,
Với những tâm tư ấy,
Giá lạnh không hại ta,
Ta sống không dao động. --(Trưởng Lão Tăng kệ, câu 386)
Với bốn tâm vô lượng,
Ta sẽ sống an lạc,
Với những tâm tư ấy,
Giá lạnh không hại ta,
Ta sống không dao động. --(Trưởng Lão Tăng kệ, câu 386)