Chánh niệm là chìa
khóa của giây phút hiện tại. Nếu không có nó chúng ta không thể nào nhìn thấy
thế giới một cách rõ ràng, đơn giản là chúng ta sẽ lạc bước theo sự
nghĩ ngợi quanh quẩn của tâm trí. Tulku Urgen, vị thầy môn phái DzongDzongchen
Tây Tạng vĩ đại của thế kỷ vừa quan đã nói “ Có một thứ chúng ta luôn luôn cần
đến, đó là một người canh cửa có tên là Chánh niệm – đó là người bảo vệ
luôn trông chừng cho chúng ta khỏi bị lôi cuốn vào thất niệm”.
Chánh niệm là phẩm
chất là năng lực của tâm trí, nó luôn ý thức một cách sâu sắc những gì đang xảy
ra- mà không phê phán hay can thiệp. như một tấm gương soi, nó chỉ phản ành
những gì diễn ra trước mặt. Nó âm thầm giúp đỡ chúng ta làm cho chúng ta có mặt
với từng việc làm nhỏ nhặt như đánh răng hay uống trà.
Chánh niệm cũng giúp
chúng ta nối kết với những người xung quanh, nhờ đó chúng ta sẽ không vội vàng
đi ngang qua họ trong sự tất bật của cuộc đời. Đức Đạt Lai Lạt Ma là một thí dụ
về người thể hiện một cách sinh động phẩm chất chú ý lân mẫn này. Một lần nọ,
sau hội nghị Arizona, Ngài đã yêu cầu mọi nhân viên trong khách sạn đi vào
trong khách sảnh để chào từng người trước khi từ giả.
Chánh niệm là cơ sở
cho hành động khéo léo. Khi chúng ta nhìn rõ những gì đang diễn ra ở giây phút
hiện tại, thì tuệ giác mới có thể hướng dẫn chúng ta chọn lựa và hành động, chứ
không làm teo thói quen đã bị điều kiện hóa. Và hơn thế nữa. Đức Phật cũng đã
từng nói rằng, chánh niệm là con đường thẳng dẫn đến giác ngộ: “đây là con
đường thẳng đến tịnh hóa thân tâm, để vượt thẳng u sầu và khổ não, để chấm dứt
khổ đau, để đạt đạo, và thực chứng Niết bàn”.
Tôi bắt đầu thực tập
thiền khi đang ở trong đoàn Hòa Bình ở Thái Lan. Vào lúc ấy, tôi rất hào hứng
tham gia vào những cuộc thảo luận triết lý. Lần đầu tiên đi thăm các tu sĩ Phật
giáo, tôi mang theo cuốn Đạo đức của Spinoza, dự định sẽ lôi kéo họ vào cuộc
tranh luận. Thế là tôi gia nhập vào một nhóm pháp đàm dành cho người phương
Tây. Tôi cứ khăng khăng với đề tài của mình nên nhiều người khác đã bỏ nhóm đi
ra. Cuối cùng, có lẽ do thất vọng quá nên một tu sĩ đề nghị. “Hay là bạn thử
tập thiền đi!”.
Lúc bấy giờ tôi chẳng
biết chút gì về thiền cả, và tôi cũng háo hức muốn biết cách thức luyện tập
phương Đông xa lạ này nó ra làm sao. Tôi thu dọn đồ đạc và ngồi trên một chiếc
bồ đoàn – và để đồng hồ báo thức sau 5 phút. Thật lạ lùng, là chỉ trong vòng
vài phút, tôi cảm nhận có điều gì quan trong đang diễn ra. Lần đầu tiên tôi
nhận thức được con đường mới mẻ đó là quay vào trong để khám phá ra bản chất
của tâm trí mình.
Nhận thức này là một
bước ngoặt trong cuộc sống tma6 linh của mọi người. Chúng tôi đã đến được trong
điểm nào đó trong cuộc đời như thể bắt gặp một cây cầu, và chúng tôi tự nhủ
thầm,”Ồ, điều này mình làm được”. Điều này đối với tôi quá mới mẻ và hết sức
thú vị, cho nên tôi mời bạn bè đến xem tôi tập thiền. Dĩ nhiên những người đến
không thường xuyên quay trở lại.