Nhận thức trực tiếp cũng là một đặc tính chủ yếu của phương pháp thực hành thiền tuệ. Nó được định nghĩa là
tu tuệ - trí tuệ trực tiếp hay trí tuệ dựa trên kinh nghiệm thực tế thu được từ thiền tập – để phân biệt với trí tuệ thu được từ tư duy (tư tuệ) và kiến thức (văn tuệ). Trong khi thực hành thiền tuệ, các
tiến trình thân-tâm của thiền sinh
được quán sát một cách trực tiếp, không có sự can thiệp của các khái niệm trừu tượng hay thông
qua lăng kính đánh giá sai lầm của các cảm xúc.
Bởi vì
trong trường hợp này, chúng
chỉ che mờ hoặc ngụy trang các sự việc thực tế, làm giảm bớt tác động trực tiếp của thực tế.
Việc sử dụng khái niệm (gồm cả ngôn ngữ) để khái quát hóa các kinh nghiệm thì rất ích lợi nếu dùng
đúng chỗ; nhưng nếu chúng làm
gián đoạn việc thực hành ghi nhận thuần túy, chúng
sẽ có xu hướng “gạt qua một bên”
hoặc loại bỏ những dữ kiện thực tế, bằng cách
nói: “Ôi dào, chỉ thế thôi mà, chẳng có
gì cả”. Các suy nghĩ khái quát hóa như vậy thường rất thiếu kiên nhẫn với những sự việc lập đi lập lại, sau
khi đã phân loại sự việc đó, nó sẽ cảm thấy rất nhanh
chán.
Ghi nhận thuần túy,
tuy nhiên lại là công cụ chủ chốt của thiền tuệ, bám
chắc vào các dữ kiện thực tế. Nó
theo sát sự sanh diệt của các
tiến trình thân tâm tiếp nối nhau.
Mặc dù tất cả các sự kiện trong cả một chuỗi có thể cùng một thể loại như nhau (chẳng hạn hơi thở vào-ra), song ghi nhận thuần túy coi mỗi sự kiện như là một sự kiện riêng rẽ, khác biệt và cẩn thận ghi nhận sự sanh và diệt riêng rẽ của chúng.
Nếu chánh niệm được duy trì tỉnh thức, sự quán sát lập đi lập lại này được nhân lên và
gây ra tác động mạnh lên tâm
chúng ta. Ba đặc tướng – vô thường, khổ, vô ngã – của các
tiến trình thân tâm đang được quan sát sẽ hiển lộ ra ngày một rõ nét hơn. Chúng sẽ xuất hiện ngay chính
trong ánh sáng chiếu rọi từ bản thân các tiến trình ấy, chứ không phải là thứ ánh sáng vay
mượn; thậm chí cũng
không phải là ánh sáng vay mượn từ Đức Phật, bậc đạo sư vô thượng soi đường chỉ lối của chúng ta.
Những tiến trình thân
tâm này, với “ánh sáng tự thân” của
chúng, sẽ đem đến một cảm giác
khẩn cấp ngày càng
tăng cho thiền sinh: nỗi khiếp sợ luân hồi, sự nhàm chán (đối với các hành
đang sanh diệt) và sự ý thức về nguy hiểm (của sự sanh diệt thân
tâm, của luân hồi),
theo sau đó là sự xả ly, xuất ly – mặc dù tất nhiên đi
kèm theo đó, những cảm giác
hỷ lạc, hạnh phúc
và bình an sẽ có mặt trong
lúc thực hành. Khi tất cả mọi nhân duyên, điều kiện trưởng thành trong nội tâm đã được đầy đủ, nhận thức trực tiếp đầu tiên của giác ngộ giải thoát sẽ đến với bậc thánh Tu Đà
Hoàn (sotāpanna)[1][10] với hiểu biết rõ
ràng, không chút hồ nghi: “Bất cứ cái gì sanh lên, sẽ phải diệt mất”.
Như vậy, trong sự khai mở sức mạnh của chánh
niệm, thiền Tứ Niệm Xứ đã tự khẳng định mình
là hiện thân đích thực của Pháp
Bảo, một trong ba ngôi quý báu trên thế gian mà đã được tuyên bố:
“Pháp Bảo do Đức Thế Tôn khéo thuyết là
pháp thiết thực hiện tiền, vượt khỏi thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ những người có trí mới tự mình giác hiểu”.
[1][10]
Đạo quả Tu-đà-hoàn
là đạo quả đầu tiên trong 4 tầng thánh quả: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.
Trong con người phàm phu chưa đắc thánh quả còn nguyên vẹn 10 loại kiết sử hay phiền não ngủ ngầm là: thân
kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham, sân, sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử, vô minh. Tầng thánh quả đầu tiên là Tu-đà-hoàn hay Dự lưu cắt đứt 3 loại kiết sử đầu tiên
là thân kiến, hoài nghi
và giới cấm thủ. Bậc thánh Tu-đà-hoàn vĩnh viễn không còn tái sanh lại trong 4 đường ác đạo là Điạ ngục, Atula, Ngạ quỷ, Súc sanh nữa, mà chỉ còn tái sanh nhiều nhất là 7 lần nữa (Thất lai) trong cõi dục giới trước khi đạt đến giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi sanh tử. Tầng thánh thứ hai là Tư-đà-hàm không cắt tuyệt được thêm loại kiết sử nào nữa, mà chỉ làm suy
yếu hai loại kế là tham, sân. Bậc thánh Tư-đà-hàm chỉ còn tái
sanh lại 1 lần duy
nhất (Nhất lai) trong cõi dục giới. Tầng thánh thứ ba, Anahàm, cắt đứt hoàn toàn 5 kiết sử đầu tiên (3 kiết sử đầu được cắt đứt bởi đạo quả Tu-đà-hoàn
và tham, sân), và không còn phải tái sanh lại trong cõi dục giới nữa (Bất lai). Bậc thánh Anahàm sẽ tái sanh lên cõi Phạm thiên và sẽ đắc quả vị Alahán và nhập Niết Bàn tại cõi đó.
Tầng thánh cao nhất là thánh quả Alahán cắt đứt hoàn toàn 10 loại kiết sử, vĩnh viễn
không còn tái sanh nữa .