Khi
buồn bực và thất vọng, bạn dành rất nhiều thời gian chỉ để suy nghĩ về chuyện
đó. Bạn không thể sử dụng thời gian và năng lượng để làm bất cứ việc gì
thực sự sáng tạo và hiệu quả. Quả là một sự phí phạm rất lớn về thời gian.
Bớt
bất mãn nghĩa là bớt bất an hơn. Vì vậy, hãy cố gắng chánh niệm càng nhiều càng
tốt, trong suốt cả ngày. Khi bạn lái xe trên đường, hãy thật chánh niệm. Nếu
bạn không chánh niệm, bạn sẽ thấy rất bực với những người cùng giao thông trên
đường. Ở đây hầu như lúc nào đường xá cũng rất thông thoáng, nên dễ lái xe hơn.
Ở nhiều nơi khác đường đông đúc, rất khó di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Bạn
cảm thấy rất bực bội và căng thẳng – nhiều người còn la hét om sòm. Bạn thậm
chí có thể để sự bực bội và thất vọng giết chết bản thân mình. Khi bất mãn, bạn
không còn kiên nhẫn được nữa. Bạn nôn nóng, bứt rứt và khó chịu.
Sự bất mãn khiến
bạn làm
tổn thương đến
người khác.
Bạn
làm tổn thương đến người khác. Bạn trở nên thiếu tế nhị, thiếu tôn trọng và coi
thường người khác. Có thể người ta đã làm điều gì đó sai, có thể đó là một lỗi
lầm. Con người có thể vô tình làm điều gì đó sai trái – bởi vì tất cả chúng ta
lúc này lúc khác, ít nhiều đều bất cẩn. Khi một người đã bực bội và thất vọng
thì sẽ không thể hiểu được hoàn cảnh và không thể tha thứ.
Sự bất mãn khiến
bạn trở nên bất công
một cách vô lý và
hung hăng, thù địch.
Bất
công vô lý – bạn không còn công bằng nữa. Ngay cả đối với con cái, đôi khi bạn
trừng phạt chúng quá mức, bạn không bảo ban, dạy dỗ mà chỉ “trút giận” sang
chúng mà thôi.
Mỗi
khi bất mãn, bạn công kích, ăn miếng trả miếng, buộc tội, làm tổn thương và đe
dọa người khác. Quá nhiều điều tiêu cực diễn ra – điều này tiếp nối điều khác.
Sư bất mãn trưng ra
những bộ mặt gớm ghiếc.
A…điều này rất quan
trọng – những
bộ mặt gớm
ghiếc. Cái gì làm cho con người
trở nên xinh
đẹp? Sự bình an, tĩnh lặng,
lòng nhân hậu
và sự định tĩnh.
Hầu
hết các vị thầy của tôi đều sống rất thọ. Một vị sống đến 104 tuổi. Tôi có một
cuốn sách của ngài ở đây, bạn có thể thấy bức hình của ngài khi ngài tròn 100
tuổi. Rất tĩnh lặng và bình an. Rất tự chủ. Cho đến tận ngày cuối cùng của cuộc
đời, ngài vẫn rất bình an và tĩnh lặng. Ngài chuẩn bị cho đám tang của mình
trước khi chết.
Một
vị thầy khác sống đến 90 tuổi – rất gầy, da nâu, già nua nhưng rất đẹp. Bạn chỉ
muốn ở gần các ngài, muốn nói chuyện với các ngài. Vị thầy 90 tuổi này, đôi khi
hay quên. Ngài rất gầy, người rất nhỏ, đôi khi tôi bế ngài lên và mang đi.
Đôi
lúc ngài ăn sáng, sau đó ăn trưa rồi ngủ một giấc. Khi tỉnh dậy, ngài cứ nghĩ
đã sang một ngày khác và nói: “Sao chẳng có ai mang cho tôi cái gì ăn sáng
cả?”. Và mấy sư đệ tử hầu hạ bên cạnh ngài trả lời: “Vâng, vâng, có ngay đây ạ.
Thầy đợi một lát nhé!”. Một lúc sau ngài nói: “Hình như tôi chưa ăn sáng phải
không?”. Họ trả lời: “Bây giờ ngài ăn Catumadhu nhé!”. Catumadhu là mật ong,
bơ, dầu thực vật và mật đường trộn lẫn với nhau. Đưa cho ngài đồ ăn, ngài ăn,
và đưa một thứ đồ uống nào đó, ngài cũng uống.
Sau
đó, ngài đi ngủ và khi thức dậy ngài nói: “ngày hôm qua chẳng ai cho tôi ăn cái
gì cả, tôi chỉ ăn một ít catumadhu”. Nhưng ngài không bực mình, thất vọng,
không kêu ca. Ngài chỉ thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình. “Chẳng có ai cho
tôi ăn gì. Tôi chỉ ăn catumadhu và uống một ly nước hoa quả. Ngày hôm qua tôi
chỉ được ăn vậy thôi”. Ngài luôn luôn vui vẻ.
Đôi
khi tôi ngồi cạnh ngài, nói chuyện và làm việc này việc kia cho ngài, rồi nửa
giờ sau ngài hỏi: “Con là Jotika phải không?”. Đôi lúc ngài chẳng nhận ra người
đang nói chuyện với mình là ai. Nhưng ngài rất bình an và tĩnh lặng. Ngài hay
quên, quên rất nhiều. Nhưng ngài vẫn giữ được sự bình an, tĩnh lặng, tâm xả,
lòng khoan dung, sự chấp nhận, tất cả những đức tính ấy. Chúng tôi thực sự yêu
thương ngài.
Khi
ngài mất, ngài chẳng phải chịu chút đau đớn nào. Ngài ăn sáng xong rồi nói:
“Tôi cảm thấy hơi thắt ở bụng và ngực, tôi đi ngủ đây”. Một vị sư trẻ giúp ngài
nằm xuống, rồi ngài ngủ và mất. Không hề đau ốm chút nào.
Khi ở gần những
người như thế, bạn mới hiểu được thế nào là cái đẹp. Cái đẹp của trái tim.
Cái đẹp của
hiểu biết, sự chấp nhận,
lòng khoan dung, sự
bình an và tĩnh lặng.
Đó là cái đẹp đích
thực.
Chúng
ta thường nghĩ nhiều đến cái đẹp của khuôn mặt và cơ thể. Thế còn cái đẹp của
trái tim và tâm hồn thì sao? Bạn có thể rèn luyện mình để trở nên ngày càng đẹp
hơn khi ngày càng lớn tuổi. Bạn có thích ý tưởng ấy không? Tôi rất thích nó.
Tôi đang cố gắng. Tôi muốn trở nên ngày càng đẹp hơn khi lớn tuổi dần. Tôi hạnh
phúc khi thấy mình ngày càng già đi, bởi vì tôi biết mình sẽ đẹp hơn. Vì vậy,
đừng có buồn khi thấy mình già đi. Điều đó tốt chứ có gì xấu đâu.