Ta quán niệm về
thân thể nầy, từ đỉnh đầu đến gót chân, được bao bọc bởi một lớp da, bên trong
chứa đầy các loại bất tịnh. Ta quán niệm về các loại bất tịnh bên trong và bên
ngoài thân thể, như :
1. Tóc 2. Lông 3.
Móng 4. Răng 5.Da 6. Thịt 7. Gân 8. Xương 9. Tủy 10. Thận
11. Tim 12. Gan
13. Màng ruột 14. Bao tử 15. Phổi 16. Ruột 17. Trực tràng
18. Vật thực chưa
tiêu hóa 19. Phân 20 Óc
.
Ba mươi hai thành
phần của thân gồm hai mươi phần với địa đại trội hơn, và mười hai phần với thủy
đại trội hơn. Hai mươi phần thuộc địa đại (yếu tố đất) sẽ được phân biệt theo
bốn nhóm năm.
Mười hai phần
thuộc thủy đại sẽ được phân biệt theo hai nhóm sau:
1. Mật 2. Đàm 3.
Mủ 4. Máu 5. Mồ hôi 6. Mỡ 7. Nước mắt 8. Mỡ nước
9. Nước miếng 10.
Nước mũi 11. Hoạt dịch (nước khớp xương) 12. Nước tiểu
.
Thí dụ, một cái
bao tải chứa đựng các loại ngũ cốc. Khi mở bao ra, ta có thể thấy đủ các loại
hạt chứa đựng trong đó, nào là các loại gạo, đậu, lúa, mè... Ta quán chiếu thân
nầy cũng vậy, tất cả được bao bọc bởi một lớp da, bên trong chứa đầy các loại
bất tịnh và nhơ nhớp.
Ta quán chiếu về
các loại bất tịnh sinh khởi từ thân thể, bị hủy diệt từ thân thể, bị thải bỏ ra
ngoài thân thể như mủ, đàm, mồ hôi, nước tiểu, phân... Ta an trú trong sự quán
niệm "có các chất bất tịnh trong thân thể đây" "có các chất bất
tịnh từ thân thể thải bỏ ra ngoài đây". Ta ý thức về các chất bất tịnh và
tất cả chỉ là các chất bất tịnh. Không có ta liên hệ đến các chất bất tịnh nơi
thân thể. Ta ý thức các chất bất tịnh chỉ là các chất bất tịnh, không có người
thọ lãnh hay thải bỏ. Với sự quán niệm như thế đủ để giúp ta phát khởi được ý
thức về các chất bất tịnh trong thân thể, để quán chiếu về sự vô thường của các
chất bất tịnh nơi thân thể.