Tuesday, December 8, 2015

Hành thiền ở nghĩa địa.

Ngày đầu tiên Sư tới nghĩa địa một đàn chó đi theo sư, và sủa không ngừng nghỉ cả tiếng đồng hồ, nhưng sư vẫn ngồi nhắm mắt lắng nghe, thì ra chúng nó sợ sư dành ăn với chúng vì người tầu khi chôn họ hay cúng cơm cho người chết, và sau đó bỏ cho chó ăn.

Chó sủa mặc chó, ta cứ ngồi nhắm mắt…

Tỳ-khưu là người ngụ trong mộ địa, dầu muốn ngủ trong nơi ấy cũng trái lẽ, vì không bị các sự dễ duôi tiếp xúc do thắng lực của phép thiền định về sự chết đã đắc trong nơi ấy. Chẳng phải có thế thôi, tâm của Tỳ-khưu ấy khi đã thường thấy tử thi thì không sao bị tình dục lôi cuốn mà chỉ có nhiều Samvega (dịch là "cảm sợ") không say mê.
Cho nên hành giả mong đạt đến Niết bàn là nơi dứt khổ, phải tinh tấn hành đề mục này, nhờ tâm chân chánh xu hướng về phép thường ngụ trong mộ địa là pháp đem đến rất nhiều đức tánh như ít muốn biết đủ.

[155] Ba cảnh cận tử (Āsannārammaṇa), đối tượng tiềm thức khởi lên lúc gần chết:
1. Cảnh nghiệp (Kammārammaṇa), là gần lâm chung trạng lại cảnh hành động mà bình sinh người ấy quen làm.
2. Cảnh nghiệp tướng (Kammanimittārammaṇa), là gần lâm chung có thể hiện lên cảnh tượng đồ vật liên quan đến hành vi đã làm. Như thợ săn thấy cung tên, người Phật tử thấy tượng Phật, nhang đèn v.v...
3. Cảnh thú tướng (Gatinimittārammaṇa), là gần lâm chung có thể bị ám ảnh bởi cảnh tượng liên quan cõi tái sanh. Như người ác sẽ thấy lửa địa ngục, người thiện thấy đền đài thiên cung v.v...
Comp.397
Đây là những nơi mà chúng ta tái sanh nếu chưa đắc quả giải thoát…
[180] Bốn cõi (Bhūmi), cõi chúng sanh, phạm vi tái sanh:

1. Cõi đọa lạc (Apāyabhūmi), là cõi khổ của những chúng sanh bị quả ác nghiệp, những cõi này không có sự tiến hóa, chịu nhiều đau khổ. Gồm 4 cõi là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, Atula.

2. Cõi dục thiện thú (Kāmasugatibhūmi), tức là cõi vui dục giới, là những cõi của chúng sanh thọ quả phước do tạo thiện nghiệp như bố thí, trì giới... có sự an vui hưởng dục lạc. Gồm 7 cõi là 6 cõi chư thiên và cõi nhân loại.

3. Cõi sắc giới (Rūpāvacarabhūmi), tức là cõi của các Phạm thiên đã từng chứng đắc thiền sắc giới. Gồm có 16 cõi là 3 cõi sơ thiền, 3 cõi nhị thiền, 3 cõi tam thiền và 7 cõi tứ thiền.

4. Cõi vô sắc giới (Arūpāvacarabhūmi), tức là cõi của các Phạm thiên đã chứng thiền vô sắc. Gồm có 4 cõi.
Comp. 137
[181] Bốn sanh loại (Yoni), chủng loại chúng sanh:

1. Thai sanh (Jalābuja), loài sanh ra từ bào thai mẹ, từ dạ con tử cung. Như là con người và một số động vật bàng sanh (trâu, bò v.v...)

2. Noãn sanh (Aṇḍaja), loài sanh ra từ vỏ trứng. Như là loài chim và một số loài bò sát (rắn, rồng, cá v.v...).

3. Thấp sanh (Saṃsedaja), loài sanh ra từ chỗ ẩm thấp, nhơ nhớp. Như là các loại côn trùng (ruồi, muỗi, sâu bọ v.v...).

4. Hóa sanh (Opapātika), loài sanh ra bằng cách tự nhiên hiện hình có thân tướng đầy đủ, không phải qua môi trường nuôi lớn. Hạng hóa sanh như là chúng sanh chư thiên, ngạ quỉ, Atula, địa ngục và một số loài bàng sanh.

Trong bốn sanh loại trên, riêng về loài hóa sanh vì sắc pháp vi tế nên khi mệnh chung thì tự nhiên biến mất. Cũng như lúc sanh ra tự nhiên xuất hiện.
D.III.230; M.I.73

P/s: Trích từ…

THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

KHO TÀNG PHÁP HỌC
Tỳ Khưu Giác Giới