Những người mới bắt đầu tìm hiểu
Phật giáo để theo thường bị bối rối trước hai câu hỏi quen thuộc sau đây:
- Đạo Phật có nhiều tông phái, vậy
các tông phái có bằng hoặc giống nhau không?
- Làm sao chọn lựa một tông phái để
theo?
Hai câu hỏi này tuy hai mà là một.
Bài này có tham vọng trả lời hai câu
hỏi trên.
Theo tâm lý và kinh nghiệm, việc
chọn lựa một tông phái để theo, phần lớn tùy thuộc vào sở thích và môi trường
sinh sống của từng người. Tuy nhiên, trong trường hợp không biết phải lựa chọn
phái nào cho thích hợp với hoàn cảnh và bản ngã, việc tìm hiểu một số những
điểm chính yếu về tương đồng (giống nhau) và dị biệt (khác nhau) giữa các tông
phái, sẽ giúp quí bạn có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn khi phải quyết định.
Có hai hoặc ba cách để phân loại
Phật giáo một cách khách quan và được công nhận rộng rãi.
- Nếu phân loại theo hai phái thì
một Phật tử có thể nằm trong hai môn phái sau: Theravada (Phật giáo
nguyên thủy hay Tiểu Thừa hoặc Nam Tông) hoặc Mayhayana (Phật giáo Đại Thừa
hoặc Bắc Tông).
- Nếu phân loại theo vùng thì có
Phật giáo nguyên thủy Nam Tông, Phật giáo Đông Á (vùng Đông Nam Á Châu) và Phật
giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, ngoài những hệ phái đó ra, trong lịch sử Phật giáo
còn nhiều môn phái khác, nhưng ngày nay không còn nữa.
Sự phân loại này chỉ được áp dụng
khi một Phật tử nào đó được hỏi theo môn phái nào thì có chứng cớ để trả lời,
không nhất thiết để phân biệt.
Vậy thì tất cả các phái đều giống
nhau hoặc bằng nhau?
Câu trả lời vừa đúng vừa không.
- Đúng, nếu mọi Phật tử chấp nhật
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đấng Giác Ngộ và là Tôn Sư.
- Đúng, theo cái nghĩa mọi Phật tử
đều theo Bát Chánh Đạo (8 con được tu tập để đạt giác ngộ), chấp nhận Tứ Diệu
Đế (4 chân lý cao siêu nền tảng của đạo Phật) và tin vào Trung Đạo (Trung Dung)
là con Đường tu đạo ở giữa hai thái cực, chống những gì thái quá như tu trì khổ
hạnh hay cuộc sống xa hoa đồi trụy.
- Và cũng đúng theo nghĩa: cả hai
thành viên của Tăng đoàn và Phật tử đều tu tập đạt đến Giác Ngộ là mục tiêu cứu
cánh bằng vào việc học hỏi và thực hành giáo lý nhà Phật.
Thế còn không giống nhau thì sao?
Câu trả lời nằm ở trong bối cảnh
lịch sử và địa lý.
- Theravada (Phật giáo nguyên
thủy) có thể diễn giải như là “học thuyết cổ đại,” một môn phái xưa nhất của
Phật giáo vẫn còn tồn tại tới ngày này. Tất cả phương pháp thực hành Phật giáo
nguyên thủy đều căn cứ vào bộ giáo lý chữ Pali (Phạn) và các tài liệu liên hệ. Môn
phái Phật giáo này hoạt động mạnh tại Tích lan, Thái Lan và Cambodia. Nhưng
Phật giáo nguyên thủy cũng hoạt động tại Việt Nam, Trung quốc, Mã Lai,
Bangladesh, Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây phương.
- Phật giáo Đại Thừa tại Ấn Độ
suy tàn theo thời gian, nhưng vẫn còn hoạt động tại Sri Lanca (Tích Lan) và
nhiều vùng tại Đông Nam Á châu. Phật giáo Đại thừa còn gọi là Bắc Tông, nói
chung chấp nhận các kinh điển Đại Thừa như kinh Pháp Hoa và Kinh Tâm Vô Lượng.
Đây là dòng Phật giáo chính hoạt động mạnh tại Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn,
Singapore và Việt Nam. Tại Nhật, Phật giáo Đại Thừa bị phân chia thành một số
môn phái nhỏ như Nichiren (Nhật Liên), Pure Land, Shingon (Chân Ngôn), Tendai
(Thiên Thai) và Thiền Zen. Giữa những môn phái Phật giáo Nhật Bản có những dị
biệt nằm ở chỗ con đường tu đạo dẫn đến Giác Ngộ (thực hành) và lấy Bồ tát làm
trung tâm. Ví dụ, phái thiền Soto Zen tuân giữ đạo lý Kannon như là trung tâm
điểm giáo lý Nhà Phật đặt nặng về lòng thương xót và từ bi. Trong khi đó, Phật
giáo Pure Land áp dụng đường tu tập theo giáo lý Amida là Bồ Tát chính.
- Tất cả Phật tử Đại Hàn đều theo
phái Phật giáo Thiền Đại Hàn được biết như là Son or Chogye.
- Phật giáo Tây Tạng, là một
chi nhánh của Đại Thừa Bắc Tông, cũng được phân loại là Kim Cương thừa (Vajrayana).
Phái này sẽ dùng con đường thực hành đạo theo phái Mật tông, một loại kinh
điển, làm phương cách đạt Giác Ngộ. Vị Đạt Lai Lạt Ma )Tenzin Gyasto) từng nói
về thực hành theo phái Mật tông như sau: “Mật tông chỉ dành cho những người có
lòng nhân ái vô biên đến nỗi họ không thể nào bỏ phí một thời gian vô ích trong
con đường tu Phật. Họ muốn mau chóng trở thành một nguồn tối thượng để cứu nhân
độ thế.”
Làm sao chọn một môn phái Phật giáo
để theo cho thích hợp với hoàn cảnh và sở thích?
Trả lời câu hỏi này không thể nào
đúng hay thỏa mãn tuyệt đối được. Một khi thông tin về một tông phái hay nhiều
tông phái đã được bạn thấu triệt thì việc theo hay không tùy thuộc vào sở thích
cá nhân. Xin đưa ra một số bối cảnh để trả lời câu hỏi này.
- Nếu bạn đến với Phật giáo với hành
trang thấm nhuần lịch sử và văn hóa Tây Tạng thì bạn sẽ bị lôi cuốn hòa nhập
với văn hóa này. Phật giáo Tây Tạng là cách chọn lựa sở đắc hơn cả.
- Trong khi đó, có người đã học hỏi
văn hóa Nhật Bản thì lại thích phái Phật giáo Thần tông.
- Quan hệ tiếp xúc cũng là một yếu
tố áp lực cho quyết định chọn phái để theo. Nếu một khu vực dân cư có đông
người Thái hay người Cam Bốt, còn người Nhật chiếm thiểu số, thì một người muốn
theo đạo Phật có khuynh hương tham dự các đền chủa của người Thái hay người Cam
Bốt hoặc các phái khác trong khu vực của họ.
Nếu không có môn phái hay chùa, tự
viện Phật giáo thì sao?
Nếu động cơ thúc đẩy bạn trở thành
một Phật tử bất cứ giá nào, thì không có gì ngăn cản bạn đến một vị sư xin quy
y. Trong khu mình ở, không có chùa chiền, trường học hay tông phái thì sao? Hãy
dùng mọi phương tiện có trong tay hay tại môi trường xung quanh như thư viện,
tiệm sách, Internet, bạn bè là Phật tử để tìm hiểu và tu tập.
Nếu Bồ Tát để cho một người có lòng
tu tập mà bị cản trở không thể nào vượt qua thì đạo Phật đã không tồn tại đến
ngày nay.
Nguyên
tác của Sasha Maggio
Việt dịch: Hoa Đàm Translations Group
Việt dịch: Hoa Đàm Translations Group
Pháp Bảo
http://goo.gl/QiEqR Google blogger Sư Giới Tịnh đọc thêm nhiều tài liệu.