Saturday, June 27, 2015

Tại sao ta phải ngăn, Tham, sân, si là gì ?



(HongRose) Tham sân si là ba thứ kịch độc luôn tìm ẩn trong tâm trí ta. Nếu không nhận diện được bản chất của nó và cách đối trị thì ta sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của nó, vì sao? Vì một khi 3 thứ này nó khởi lên thì nó sẽ thiêu cháy tất cả nào là nhân cách đạo đức, sự sáng suốt trí tuệ, mạng sống của chính chúng ta và những người khác. 

1) Tham là gì? 
Tham là nhu cầu để đáp ứng những ham muốn bất tận của bản thân mà bất chấp đến nhữn gì xung quanh mình. 
- Tham có những loại sau: Tham tài vật, tham sắc dục, tham danh vọng. 
+ Tham tài vật: tiền bạc, nhà,xe,…nói chung là vật chất 
+ Sắc dục: sắc đẹp, mạng sống, dục vọng… nói chung về thân 
+ danh vọng: sự nổi tiếng, uy quyền, chức vị… 

2) Sân là gì: là sân hận, thù ghét, nóng tính, .. 
-Sân có những loại sau: 
+ Do quyền lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục, bản thân bị xâm phạm 
+ Do lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục không được hay dưới mức mong muốn(do tham quy định) 
+ Do lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục của người khác hơn mình(ghen tị thành thù ghét) 

3) Si là gì ? : là mê muội , mê lầm, là không sáng suốt l, không đủ khả năng để nhận ra sự thật, các chân lý. 
-- Mê lầm thông thường của người đời có 3 loại: 
+ Không khả năng nhận diện đạo lý tốt. 
+ Không có khả năng nhận diện bản chất thật của sự việc ở đời 
+ Không có khả năng nhận diện thân, tâm của mình. 

Nên cơn cuồng si khiến ta làm theo bản năng một cách thiếu tư duy & thiếu hiểu biết thậm chí quên cả tư duy & không chịu nhận biết để kìm chế cơn si lại, vậy tư duy & hiểu biết có được từ đâu ? bằng cách nào đơn giản nhất ? Tại sao phải chế ngự tam độc (Tham sân si) ? 

1) Tham: Nếu không nhận diện được và cách đối trị tham thì ta luôn là nạn nhân của nó. Khi đó ta sẽ là nguyên nhân của khổ đau cho người cho mình. Vì sao? 
Vì bản chất lòng tham là không đáy, là bất tận: được voi đòi tiên hay đứng núi này trông núi nọ,… 

Nhận diện tham là sao? Là khi ham muốn trong tâm ta khởi lên ta biết đó là tham và ta tác ý kiềm chế nó. Một con người bình thường, sống cuộc sống bình thường thì có vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng xin thưa nếu không nhận diện được nó và cách đối trị thì ta sẽ trở thành tên tội phạm ngay tức khắc, nhân cách đạo đức tiêu tan ngay tức khắc. Trong cuộc sống, nhân cách đạo đức tiêu tan thì mọi thứ sẽ sụp đỗ theo. Ví dụ: 

Năm Cam từng nói câu này "cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng rất nhiều tiền". Tất cả những ai không tri được lòng tham thì tương lai, sự nghiệp sẽ chết vì câu này. Một khi đã lầm lạc dù ít hay nhiều thì cũng bị bọn ác nắm cán, chúng sẽ khống chế xui khiến ta làm những việc ác mà không thể không làm. Càng làm càng chết. 

Cũng vậy sắc dục cũng thế, chỉ cần 1 lần không kiềm chế được sự ham muốn thì thói quen của cảm thụ, hay bị kẻ xấu quay phi, chụp hình nắm cán, khống chế, xúi khiến làm chuyện ác. Lúc này gia đình hạnh phúc, sự nghiệp cũng tiêu tan. 


2) Sân: khi sân giận thì biết mình sân giận mà tác ý để kiềm chế nó. Bằng không thì sự sân hận đó hại mình trước tiên. Sân giận hại người ích hại mình là nhiều. 
n Sân giận: làm cho tim đập mạnh máu lên dễ đột quỵ, giận quá hại gan dễ bệnh gan” nộ khí thương cang”. Giận quá mất khôn, không giải quyết tốt vấn đề mà gieo phiền phức. 

Sân giận hại người 3, hại mình 7: ví dụ khi đi đường, ai đó va quẹt xe bạn. Bạn nổi sân lên chửi, đánh người ta. Nhưng không may cho bạn là bạn gặp phải tên côn đồ sân hận của nó còn ghê ghớm hơn bạn, nó rút dao đâm bạn 1 nhát chết tốt. 
Kết cục là gì? Tai nạn va quẹt xe không có hậu quả gì. Nhưng sân giận lại cướp đi 1 mạng người, người kia tù tội. hai gia đình tang thương. 

3) Si: con người si mê một cách ngu si cứ đuổi theo những thỏa mãn tạm thời mà không thấy tai họa lâu dài. Phật gọi đó là si là ngu si - ngu trí. Từ si mới có tham, có sân. Nhưng vì tham sân dễ thấy, còn si ngầm bên trong khó thấy nên ta thường nghe nói tham sân si. Ba thứ này chính là nhân luân hồi. Tại sao? Vì tham sống nên mất thân này liền tìm thân khác. Do sân nên tạo nghiệp ác, vay trả trả vay nợ nần liên miên không dứt. Thế nên đời này có thân, đời sau tiếp tục có thân nữa để đền trả nợ cũ. Vì thế nói tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… cho tới những phiền não tế nhị hơn nữa đều là tạo ra cái nhân đưa tới quả khổ.


Tham, sân có nên biết và đối trị để hạn chế nó không ? Câu trả lời là tùy vào cái thứ 3 là "si => ngu si-ngu trí" trong bạn ít hay nhiều. 

Do trong tâm trí ta luôn si mê vật chất (Danh Lợi Tình) khiến con người khởi lòng tham lam cố gắng ganh đua - đấu tranh giành giựt mọi thủ đoạn- sân ghét triệt tiêu đối thủ nên xã hội ngày càng nghèo nàn, kiệt quệ tư cách đạo đức ? thế hệ trẻ soi gương ai đây ? chúng ta dạy thế hệ trẻ như thế nào đây ? vì chính chúng ta cũng mong con cháu của chúng ta giỏi & giàu ? như thế nào gọi là giỏi ? như thế nào gọi là giàu ? có phải giỏi tham thì mới giàu ? 

Tôi sẽ biện soạn kỳ sau một cú thay đổi ngoạn mục từ Danh Lợi Tình thành Bi Hỷ Xã giúp ta giác ngộ.


Do Vậy, - Cần tu Bố Thí để đối trị tham lam. Bố thí hiểu theo nghĩa hẹp là bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy. Khi bạn xả ngày càng nhiều, xả mà không thấy tiếc thì chứng tỏ lòng tham của bạn đang giảm dần. (Bố thí hiểu theo nghĩa rộng tu theo hạnh Bồ Tát là bạn phải buông bỏ phiền não vọng tưởng, phân biệt, chấp trước trong tâm của bạn) 

- Cần tu nhẫn nhục đối trị tâm sân giận. 
- Cần tu huệ để đối trị si mê. (Tâm càng tịnh lặng trí huệ càng tăng - Tịnh sinh tuệ)



Cho nên để đối trị tham sân si nói bằng miệng thôi chưa đủ, mà cần bạn phải có công phu để khống chế nó, hiểu rõ chân tướng sự thật, nhân quả (Ví dụ có người mượn tiền bạn không trả hay tự nhiên lại chửi bới bạn, bạn rất dễ sân. Nếu bạn là người tin nhân quả, mặc dù bạn không thấy được đời quá khứ của mình nhưng bạn sẽ an tâm nhận chịu, vì bạn tin rằng oan gia nên giải không nên kết, đời này mình trả nợ này đời sau gặp lại sẽ hoan hoan hỷ hỷ). 


Diệt trừ tham sân si là phải làm chủ từ ngay trong tâm mình, chứ không phải để hành động không lộ ra ngoài nhưng trong tâm nó đang vật vã, là không được. Cho nên Phật để lại nhiều Pháp môn để dạy ta tu học, quan trọng là mình lựa chọn pháp môn phù hợp với căn cơ của mình. 


"Tam độc như một cây to, si là gốc cây, tham là thân cây, sân là cành lá. Trừ tam độc, chúng ta phải nhắm thẳng vào gốc của nó mà đoạn diệt. Gốc của nó tức là si, nên phương pháp trừ nó phải là trí tuệ...". 

Phuơng pháp mà thầy dạy để diệt trừ là: "Quán vô thường và quán duyên sanh". 

Cho nên phương pháp tu học trong nhà Phật rất nhiều, nhưng không bảo bạn phải học hết, vì chúng sanh có bệnh khác nhau nên Phật tùy theo bệnh mà kê thuốc. Trong Kinh có nói "Pháp không có cao thấp". Tất cả Pháp Phật nói ra đều là bình đẳng, không cao thấp, cao thấp chỉ là ở căn tánh chúng sanh không đồng. Phật để lại nhiều Pháp môn vì chúng sanh có bệnh khác nhau. Nên mình đừng nên phỉ báng hay chê bai pháp môn này nọ kia khi thấy người tu học không giống mình, vì phỉ báng pháp môn chê bai là phỉ báng Phật rồi vì tất cả pháp môn đều là do Phật nói. Khi mình khởi tâm phỉ báng chê bai là mình đã khởi tâm sân rồi, khi thấy người khác tu học pháp môn giống mình, mình thấy vui, ưa thích thì đã khởi tâm tham rồi, là tham ái.