Nếu muốn đạt được hạnh phúc và thỏa
mãn thực sự, chúng ta phải vượt qua khỏi những khái niệm về vật chất, tinh thần
và cảm xúc. Con trai của nhà tỷ phú Krishnan cho chúng ta thấy chính sự buông
bỏ mới là một tài sản lớn hơn và sự tu hành là tài sản lớn nhất trong cuộc đời
chúng ta. Tiền bạc không mang lại sự an bình trong nội tâm.
Một phóng viên nhà báo đăng lên trang nhất kể rằng vào năm 2008, khi phóng viên
và bạn mình đang ngồi ăn tối trong nhà hàng thì thấy một người đàn ông đứng
ngoài hành lang của khách sạn. Họ nghĩ ông ấy đến một mình nên quyết định mời
ông cùng ăn tối. Nhưng ông từ chối không ăn và nói rằng ông đang phải đi
đến phòng tập thể dục.
Buổi sáng hôm sau, họ lại gặp người đàn ông ấy ở đại sảnh khách sạn và để ý là
ông ta cũng vẫn mặc bộ quần áo hôm qua. Ông xin lỗi nhà báo và quay sang nhìn
nhà sư trẻ tuổi đang ngồi cạnh đó, nói một cách trìu mến: “Con ơi, đã đến giờ
chúng ta phải đi về nhà rồi”. Người con trai vâng lời, xách cái túi vải
nhỏ để ở dưới sàn nhà lên rồi đi theo cha.
Trước đó, vì tò mò khi thấy sự hiện diện của một nhà sư tại khách sạn Uma,
thành phố Paro, nên nhà báo đã đến trò chuyện với sư ấy. Sư độ chừng ba mươi
tuổi, tóc cạo ngắn, mặc y áo và mang dép. Nhà sư cho biết rằng: “Hôm qua là
sinh nhật lần thứ 70 của cha tôi và ông muốn cùng tôi đến một nơi thật đặc
biệt”. Nhà sư trẻ lên tiếng khen ngợi thêm: “Đất nước của bạn thật là đẹp.”
Người đàn ông lớn tuổi tên là Ananda Krishnan và nhà sư trẻ là người con trai
độc nhất của ông. Cả hai đã đáp chiếc máy bay phản lực riêng đến Paro của nước
Bhutan để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của ông.
Vài năm trước ông đã mất liên lạc với người con trai này và ông phải khởi sự đi
tìm con. Cuộc tìm kiếm đã dừng lại tại một ngôi chùa ở miền Bắc Thái Lan. Ông
sững sờ khi nhìn thấy con mình trong chiếc y vàng với bình bát trong tay (shocked
to see his son in saffron robes, short hair with a begging bowl in his hand).
Khi ông đến để mời con mình cùng đi ăn thì người con đáp: “Con xin lỗi, con
không thể nhận lời mời của cha được. Con phải làm giống như các bạn đồng tu của
con, con phải đi khất thực mà ăn.” Đến nay nhà sư này vẫn sống tại một tu viện
trong rừng Thái Lan và giống như tất cả những vị sư khác trong tu viện họ sinh
sống bằng sự lệ thuộc vào sự cúng dường của bá tánh.
Câu nói của ông Ananda Krishnan sau đó đã trở thành một đề tài “Với tất cả tài
sản của tôi, tôi vẫn không có thể có khả năng để nuôi chính đứa con tôi.” (With
all my wealth I cannot even afford to feed my own son.)
Theo tờ Wall Street Journal công bố thì ông Ananda là một
trong 29 tỉ phú giàu có nhất Đông Nam Á. Ông là chủ tịch tập đoàn Usaha
Tegas. Ông là một trong những nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông và
viễn thông ở Mã Lai. Dưới trướng của ông có hãng truyền hình vệ tinh Astro và
hãng cung cấp điện thoại di động Maxis Communications.
Theo bình chọn của tạp chí Forbes, gia tài của ông trị giá khoảng 7,6 tỷ đô la
(USD). Ông còn là người chuyên làm từ thiện nhưng lại có một cuộc sống rất
bình dị. Cả ông và con trai đều là Phật tử.
Nhà sư trẻ Ajahn nói trên nguyên là con trai độc nhất của ông tỷ phú với người
vợ trước, một người Thái Lan. Trong một chuyến trở về thăm quê mẹ Thái Lan,
theo phong tục Thái Lan thì các thanh niên, tuy không bị bắt buộc, nhưng thường
hay gia nhập Tăng đoàn trong một thời gian ngắn trước khi trở lại đời sống trần
tục. Ajahn luc đó mới 18 tuổi (1989).
Chàng được trưởng thành và giáo dục tại nước Anh nên đầu óc rất cởi mở với các
nền văn hóa khác nhau. Chàng có thể nói được tới tám thứ tiếng khác nhau (eight
different languages).
Theo chàng thì thời gian gia nhập Tăng đoàn tạm thời này sẽ rất “vui” (fun).
Đây là lần đầu tiên mà chàng tiếp xúc với Phật giáo, một khái niệm rất là mới
mẻ với chàng.
Nhưng không ngờ thời gian ngắn ngủi đó đã hoàn toàn làm chàng thay đổi sự suy
nghĩ về Đạo phật và cuộc sống của các vị tu sĩ. Theo truyền thống Theravada thì
người tu chỉ ăn có một lần trong một ngày vào trước 12 giờ trưa. Sau giờ này
thời không được phép ăn thêm một thứ thức ăn nặng nào khác nữa. Chương trình dự
trù chỉ là sống đời tu sĩ trong hai tuần lễ nào ngờ đã trở nên vĩnh viễn. Chàng
hiện đang tu ở trong một Thiền viện ở Thái Lan với 60 tu sĩ khác. Chàng đã từ
chối cơ hội làm việc cùng với cha mình để khuyếch trương cái già tài của cha.
Tuy rất bận rộn vì công việc nhưng tỷ phú Ananda cũng phải bỏ chút thời giờ để
đi thăm con trai. Tuy đi tu nhưng chàng vẫn tiếp xúc và liên lạc với cha và
người cha cũng thỉnh thoảng đến thăm chàng. Lúc mà người ta thấy Ajahn đi máy
bay phản lực riêng của cha mình tới nước Ý là lúc mà chàng phải tới gặp cha và
chung vui cùng cha nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 70 của cha.
Hình ảnh một ông sư trẻ tuổi ăn mặc đơn sơ trong áo thầy tu và chỉ mang một cái
túi xách nhỏ nhưng lại đi trên một chiếc phản lực cơ riêng và rồi trú ngụ trong
một khách sạn rất sang trọng ở nước Ý đã làm nhiều nhà báo phải chú ý và đưa
tin lên trang nhất.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng, nếu muốn đạt được hạnh phúc và thỏa mãn
thực sự, chúng ta phải vượt qua khỏi những khái niệm về vật chất, tinh thần và
cảm xúc. (requires us to go beyond physical, mental, and emotional dimension).
Con trai của nhà tỷ phú Krishnan cho chúng ta thấy chính sự buông bỏ mới là một
tài sản lớn hơn và sự tu hành là tài sản lớn nhất trong cuộc đời chúng ta. Tiền
bạc không mang lại sự an bình trong nội tâm (money will not buy inner peace).
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng từng nói rằng: “Dù cho dân số năm tỷ người hiện đang sống trên trái đất này trở thành triệu phú hết, nhưng thiếu vắng sự an lạc nội tâm thì con người vẫn không thể có sự bình an và hạnh phúc lâu dài” (Live In A Better Way). “Nếu tiền bạc, của cải, quyền lực mang đến sự an vui thì có lẽ những vị vua chúa hay các vị lãnh đạo đất nước đều đã được an vui rồi.” (Ethics For The New Millennium.)
(Tâm
Minh Ngô Tằng Giao
phóng
tác)