1- Họ đang đau khổ sâu sắc bởi điều gì đó mà họ cảm
thấy bất lực không thể thay đổi
2- Họ đồng thời cảm thấy tức giận và buồn bã về
hoàn cảnh và lo lắng rằng đó là lỗi của họ
3- Họ không biết làm thế nào để xoa dịu bản thân.
Mặc dù người hay than vãn có thể hỏi xin lời
khuyên thì những gì họ thực sự muốn ở ai đó là xác nhận rằng những cảm xúc của
họ là có lý và giúp họ kiểm soát nỗi buồn, sự tức giận và cảm giác tội lỗi về
hoàn cảnh. Vì vậy, nếu bạn chỉ cho họ sự xoa dịu hoặc sự thông cảm thì hiếm khi
giúp họ cảm thấy tốt hơn, đó là lý do tại sao bạn bè của người hay than vãn cuối
cùng trở nên chán ngấy. 1 cách tốt hơn để xử lý với những tình huống đó là kết
hợp sự thấu cảm và sự thiết lập giới hạn ngay từ lúc bắt đầu.
Sau đây là 4 bước đơn giản để giúp đỡ người hay
than vãn (người đó có thể là đồng nghiệp, bạn bè, những thành viên gia đình)
1- Thừa nhận với họ là bạn hiểu nỗi khổ và những cảm
giác của sự bất lực và khó chịu. Với 1 đồng nghiệp, bạn có thể nói, ‘Tôi biết bạn
cảm nhận như thế nào. Và điều đó là tồi tệ vì chúng ta thực sự không thể làm được
gì.’ Với 1 em bé (còn đi chập chững) và/ hoặc 1 con chó, bạn có thể vuốt ve,
xoa dịu cơ thể nó. ‘Tôi biết bạn đang đói, nhưng tôi không có cái gì cho bạn
bây giờ cả. Bạn có thể nắm tay tôi một vài phút cho đến khi chúng ta về nhà?’
(nói với em bé)
2- Nhận ra rằng bạn không thể thay đổi những cảm
xúc của họ. Họ đang bị măc kẹt trong 1 hoàn cảnh đau khổ, và lời khuyên của bạn,
thậm chí sự xoa dịu của bạn sẽ là không đủ để thay đổi trải nghiệm của họ. Họ sẽ
tiếp tục than vãn cho đến chừng nào họ phát triển được sức mạnh nội tại và 1 cảm
giác có khả năng nhiều hơn, mà điều đó không thể xảy ra sau 1 đêm.
3- Cố gắng để cho họ biết rằng bạn hiểu đó không
phải lỗi của họ, hoặc tệ nhất, đó hoàn toàn không phải lỗi của họ. Họ đã âm thầm,
thường là trong vô thức, đổ lỗi cho bản thân vì những khó khăn của họ. Nhưng vì
họ đang cảm thấy tội lỗi nên họ sẽ liên tục yêu cầu sự tha tội của bạn mà bạn
không thể ban cho họ.
4- Thiết lập những giới hạn kiên quyết, rõ ràng về:
bạn có thể lắng nghe họ bao lâu và những gì bạn có thể mang lại cho họ. Ví dụ,
với 1 đồng nghiệp, bạn có thể nói, ‘Tôi biết điều này thực sự làm bạn phiền muộn,
và tôi rất tiếc về điều đó. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi và nói
chuyện lâu hơn. Tôi phải quay lại làm việc.’ Với 1 người bạn hoặc thành viên
gia đình, giới hạn về thời gian bạn có thể nói chuyện qua điện thoại. Chuyển
qua những chủ đề khác. Kể với họ về một số điều xảy ra trong cuộc sống của bạn.
Nói cách khác, làm họ xao lãng. Ngược đời thay, bằng cách thiết lập những giới
hạn, bạn đã cho họ biết rằng bạn tin là họ có thể tự xử lý sự thất vọng, khó chịu
nhỏ đó, và chừng nào sự khó chịu đó không quá tải, điều này sẽ giúp họ bắt đầu
phát triển sức mạnh bản thân mà họ cần có để chấm dứt than vãn.
Lời cuối, hãy nhớ 2 điều sau:
– Sự than vãn nhìn chung phản ánh sự bất lực của 1
người trong việc thay đổi hoặc là 1 hoàn cảnh hoặc là những cảm xúc của chính họ.
– Mối quan hệ của họ với bạn quan trọng hơn những
giải pháp của bạn cho vấn đề của họ. Mọi việc sẽ không trở nên tốt hơn nếu bạn
cho phép họ than vãn mãi mà không quan tâm hành động đó ảnh hưởng đến người
khác như thế nào. Thiết lập những giới hạn có thể không được tử tế; nhưng sự từ
chối sẽ còn tồi tệ hơn. Nếu bạn có thể tìm 1 cách để thấu cảm với hoàn cảnh của
họ, thiết lập những giới hạn mà họ có thể chịu được và bảo vệ không gian và sự
lành mạnh tinh thần của bạn, bạn đã giúp họ rất nhiều.
(Theo Hạnh phúc đến từ bên trong)