Khi bạn vô ý cắn vào lưỡi, ít khi bạn coi sự đau đớn ấy là một
điều gì đó hữu ích. Cũng như vậy, đối với một vết rộp ở ngón chân cái - có ai
muốn một bàn chân đau nhức chứ?
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không cảm thấy đau? Bạn sẽ cắn
đứt lưỡi bạn mấy lần đây? Bạn sẽ bị phỏng da lưng bao nhiêu lần trong buồng tắm
nước nóng?
Sự đau đớn về thể xác là một cơ chế báo động tuyệt diệu nhằm
ngăn ngừa những tổn thương lớn hơn. Nó báo với chúng ta: "Tốt hơn, bạn nên
thay đổi những gì bạn đang làm kìa".
Nỗi đau về tinh thần cũng cho ta một thông điệp tương tự, chẳng
hạn như: "Tốt hơn, bạn nên thay đổi cách nghĩ đi".
Khi ta cảm thấy giận, ghen tị, hay một chút phẫn uất, thì
chuyện đó cũng bình thường. Nhưng nếu tâm trạng đó xảy ra thường xuyên thì có
thể thông điệp ấy là:
"Đừng có muốn kiểm soát người khác."
"Đừng có muốn người khác suy nghĩ như ta."
"Đừng trông cậy người khác làm cho ta hạnh phúc."
Nếu chúng ta cứ giữ mãi cách suy nghĩ như cũ thì chúng ta sẽ
còn duy trì sự đau đớn như cũ.
(Chúng ta sẽ kêu lên, "Nhưng tôi đúng mà!". Than
ôi, "đúng" có giúp ích được gì đâu).
Một vết rộp trên bàn chân bạn là một lời nhắn nên thay giày,
dù đôi giày có đẹp thế nào.
Đối với nỗi đau tinh thần - nó cũng tựa như một vết rộp
trong bộ não - lời nhắn thông thường là: Hãy thay đổi cách suy nghĩ của bản
thân.
Đúc kết: Đối với nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, nếu chúng
ta cứ tiếp tục làm y như cũ, chúng ta vẫn sẽ bị đau đớn y như vậy.
Một ngày sắp qua, bạn đã từng bao nhiêu lần tự hỏi hôm nay
mình đúng hay sai chưa? Khoảnh khắc đúng hay sai đều do tự bản thân mình quyết
dịnh bạn ạ. Chỉ có 1 điều quan trọng là không làm tổn thương người khác.
Cuộc sống luôn đầy những lo toan nhưng cũng không thiếu những
niềm vui, lo được 1 việc trút bớt được 1 gánh nặng và nhận thêm 1 niềm vui hạnh
phúc. Mọi người có thấy thế không.
Ai cũng chỉ được sống 1 lần. Hãy cố gắng sống thật tốt, cố gắng
tận hưởng hạnh phúc. Vượt qua khó khăn không đầu hàng số phận, đừng sống thử, sống
vội và thờ ơ với bản thân mình.
Sưu tầm