Khi chúng ta nổi giận, chúng ta không nên hành động hoặc
nói điều gì cả.
Vì ở tâm trạng đó, những gì chúng ta làm hay nói có thể
là không đúng.
Chúng ta có thể làm hoặc hoặc nói điều gì đó gây tổn
thương mà sao này chúng ta hối hận.
Sau này, thậm chí khi chúng ta nói câu "xin lỗi"
thì cũng sẽ quá trể rồi, bởi vì sự tổn hại đã xảy ra rồi.
Một người bị tổn hại khó có khả năng giúp cho anh ta
thay đổi thái độ hay cảm nghĩ về chúng ta.
Vì vậy, khi cơn giận nổi lên,
“chúng ta nên lạnh như băng đi và giống như một khúc gỗ
vậy.”
Chỉ sau khi chúng ta dập tắt cơn giận, chúng ta hãy nói
hay làm điều gì đó. Vì vậy chúng ta rơi trở lại nguyên tắc chỉ hành động sau
khi đầu óc đã bình tĩnh và thoải mái. Lúc đó, những gì chúng ta làm sẽ tốt hơn
và sẽ không có nguyên nhân để cho chúng ta ăn năn hay hối hận sau này.
Ai nổi giận?
Vấn đề kế được xem xét là "Ai nổi giận?"
"Cái gì đang nổi giận?" Atta? Hay là "cái tôi"? Hãy nhớ rằng,
trong cảm giác cuối cùng, không phải bạn và cũng chẳng phải người bạn nổi giận
là có thật cả. Suy cho cùng chúng ta chỉ là thức thể và vật chất, những yếu tố
và những quá trình vận động.
Vì thế trong Thanh tịnh Đạo, đã dạy cho chúng ta để suy
ngẫm bằng cách mổ xẻ cơ thể của chúng ta thành nhiều phần:
"Giờ thì bạn giận cái gì? với tóc, với lông, với
móng ... hay với nước tiểu?
hay do yếu tố trong đất trong tóc? nước? lửa? hay không
khí? ...
Bạn giận dữ với một khối vật liệu chăng?
hay một khối cảm giác, nhận thức, vật chất đặc thù, ý thức?
hoặc là do cái nhìn của con mắt ...".
Khi suy ngẫm như vậy, cơn giận dữ của chúng ta sẽ không
tìm được chổ đứng và sẽ lắng dịu xuống.
Hoặc chúng ta có thể nghĩ rằng tất cả chúng ta được tạo
bởi tâm và vật chất. Và tâm và vật chất này luôn thay đổi không ngừng. Ðặc biệt
là tâm thay đổi rất nhanh, một ý niệm phát sanh lên và đi qua rất nhanh. Có thể
nói rằng nó cũng giống như là tia chớp hay một cái chớp mắt. Hàng triệu suy
nghĩ phút chốc có thể phát sanh lên và biến đi.
Vì vậy, chúng ta giận với cái gì?
Chúng ta giận ai?
Cái tâm và vật chất mà bạn nổi giận đã biến mất rồi. Từ
đó nhiều nhóm,
bộ tâm và vật chất đã lấy vị trí cho chúng rồi.
Nghĩ như thế, cơn giận cũng có thể lắng xuống.
Sự tha thứ
Một trong những lý do khiến chúng ta nổi giận là chúng
ta không có khả năng tha thứ và quên đi. Vì vậy, chúng ta dễ dàng nổi nóng, và
hậu quả cuối là chúng ta có khuynh hướng nuôi dưỡng trong lòng sự cay đắng, oán
giận hay lòng hận thù vì vài sự bất bình nào đó đã đem đến cho chúng ta (cái bất
bình đó đôi khi có thật hoặc do tưởng tượng). Mặc dù, đôi khi chúng ta nghĩ rằng
chúng ta tha thứ nhưng tận trong tim ta chúng ta hoàn toàn không tha thứ. Một
cách có ý thức hay không có ý thức, chúng ta vẫn còn đang nuôi dưỡng một chút sự
cay đắng hay sự oán giận. Nếu chúng ta có thể học được cách cứ để mặc nó, hoàn
toàn tự ý tha thứ, chúng ta sẽ sống một cuộc sống thanh thản và hạnh phúc –
không còn mang gánh nặng trên vai của sự oán giận, hay giận dữ ...
Sự khoan dung được gọi đúng nghĩa của nó là: "lòng
yêu thương nhân hậu nhất của tình yêu" và "hương thơm của loài violet
vươn tỏa dưới gót chân khi dẫm lên nó". "Nó tựa thể giống như là lời
giao ước đã được hủy bỏ đi, được xé làm đôi và đốt cháy nó đi để mà nó không
bao giờ quay trở ngược lại hại con người chúng ta. Nếu chúng ta có tình yêu thật
sự, nếu chúng ta có lòng yêu thương nhân ái mạnh mẽ, chúng ta sẽ hoàn toàn có
khả năng tha thứ tất cả một cách toàn tâm, toàn ý tha thứ mà không cần bất cứ
điều kiện hay dè điều gì.
Thế chúng ta tha thứ cái gì? Chúng ta tha thứ bất cứ những
việc sai trái gì mà người khác đã làm cho chúng ta, đúng như thế chúng ta thích
người khác tha thứ những hành động sai trái của chúng ta đã gây ra cho họ.
Chúng ta không tìm kiếm sự báo thù. Chúng ta kiềm chế cơn nóng giận, chớ nói
hay làm điều gì gây tổn thương hay xúc phạm người đã cư xử tệ với chúng ta.
Chúng ta tha thứ, không nên nuôi dưỡng lòng đố kỵ hay không có thiện chí với họ,
hãy hiểu rằng tất cả chúng ta ai cũng có lỗi lầm và khuyết điểm.
Ðúng như thế, chúng ta tha thứ cho kẻ khác thì chúng ta
cũng nên tha thứ cho chính bản thân của chúng ta vì có thể trước đây đôi khi
chúng ta đã làm sai việc gì đó và giờ đây chúng ta nhận thấy thật khó khăn để
tha thứ cho chính bản thân ta. Chúng ta chịu sự ăn năn và hối hận. Sự ăn năn đó
làm cho chúng ta lo âu, phiền não và đau đớn về thể xác. Ðức Phật dạy rằng những
gì chúng ta nên làm không nên chán nản về những việc chúng ta đã làm, nhưng hãy
giải quyết nó và đừng nên lặp lại lỗi lầm, và đó có thể tạo được sự đền bù.
Chúng ta nên bỏ lại sau lưng giai đoạn bất hạnh và đừng nhắc lại hay thỉnh thoảng
phải chịu sự day dứt của lòng hối hận.
Nếu hồi ức khởi lên, chúng ta nên chỉ định nó (Ví dụ: tập
chánh niệm) và không nên băn khoăn, lo nghĩ về nó. Chúng ta nên kiên quyết dẹp
ý nghĩ đó sang một bên, hãy hiểu rằng không có cái gì hơn chúng ta có thể làm
là trừ việc tạo sự đền bù và quyết định không lặp lại sai lầm nữa. Ðôi khi,
chúng ta bắt chính chúng ta phải tuân thủ theo sự đòi hỏi và mong đợi quá sức với
chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải nên thừa nhận những khuyết điểm của con người
sở dĩ đã vốn có rồi và tất cả chúng ta đều không phải là thần thánh. Chúng ta
không thể tống khứ nó đi được, nhưng nếu chúng ta làm việc với nó một cách kiên
quyết và nhẫn nại, thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ đạt được mục tiêu và đến
đích. Vì vậy, chúng ta cần phải nhẫn nại, quyết định và bền chí.
Chế ngự cơn giận, trải rộng lòng từ
Nhung Gia dịch Việt, 1997
Nguyên tác: Bhikkhu Visuddhàcàra,
"Curbing Anger, Spreading Love", Malaysia
Đọc trọn vẹn bài viết hãy nhấn vào đường dẫn.
https://www.budsas.org/uni/u-tamtu/tamtu00.htm